Những điều cần biết về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh rất phổ biến và có thể xảy ra khi trẻ có bilirubin cao, sắc tố màu vàng được tạo ra trong quá trình phân hủy hồng cầu bình thường.

Những điều cần biết về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Những điều cần biết về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Ở trẻ sơ sinh, các tế bào hồng cầu luôn được tạo mới và phá hủy, nhưng sự phá hủy diễn ra nhiều hơn. Khi hồng cầu bị vỡ sẽ giải phóng ra hemoglobin, chất này sẽ được chuyển hóa tạo thành bilirubin. Sau đó bilirubin sẽ được chuyển hóa tại gan bé và đào thải ra ngoài qua phân và nước tiểu. Nhưng do gan của trẻ sơ sinh làm việc còn yếu nên việc thải bilirubin này không hiệu quả gây ra tình trạng tăng bilirubin trong máu, gây nên hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh. Có thể gọi nó là vàng da sơ sinh sinh lý.

Nguyên nhân gây ra bệnh vàng da sơ sinh là gì?

Trong hầu hết các trường hợp, vàng da sinh lý sẽ tự hết dần khi gan của bé phát triển và khi bé bắt đầu ăn, giúp thải bilirubin ra khỏi cơ thể.

Tuy nhiên, đối với chứng vàng da kéo dài hơn ba tuần có thể là triệu chứng của bệnh lý. Ngoài ra, nồng độ bilirubin ở mức cao có thể khiến trẻ có nguy cơ bị điếc, bại não hoặc các dạng tổn thương não khác.

– Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị vàng da sơ sinh là:

– Trẻ sơ sinh non tháng

– Trẻ sơ sinh không đủ sữa mẹ (hoặc sữa bột)

– Trẻ sơ sinh có loại máu không tương thích với nhóm máu của mẹ.

Các nguyên nhân khác của vàng da trẻ sơ sinh :

– Bầm tím khi sinh hoặc xuất huyết nội.

– Bệnh lý về gan, mật

– Nhiễm trùng

– Thiếu hụt enzyme

– Bé có sự bất thường về hồng cầu.

Nguyên nhân gây ra bệnh vàng da sơ sinh là gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh vàng da sơ sinh là gì?

Các triệu chứng của vàng da trẻ sơ sinh?

  • Vàng da sinh lý:

Thời gian xuất hiện vàng da sau 24 giờ tuổi.

Mức độ vàng da nhẹ – trung bình

Tốc độ vàng da tăng chậm;

Vàng da kéo dài dưới 10 ngày.

Vàng da đơn thuần, không kèm với các dấu hiệu bất thường khác.

  • Vàng da bệnh lý :

Vàng da có thể do ứ đọng bilirubin gián tiếp hoặc bilirubin trực tiếp trong cơ thể.

Vàng da xuất hiện sớm trước 24 – 36 giờ tuổi.

Mức độ vàng da vừa đến rõ, vàng toàn thân

Tốc độ vàng da tăng nhanh

Vàng da kéo dài trên 1 tuần (đủ tháng) hay trên 2 tuần (đẻ non).

Vàng da bệnh lý khi kèm bất kỳ dấu hiệu bất thường như: nôn, bú kém, bụng chướng, hạ thân nhiệt ….

Dấu thần kinh: ngủ lịm, li bì, kích thích, gồng cứng người, co giật, hôn mê.

Ngoài ra kèm các triệu chứng biểu hiện riêng biệt của những bệnh lý nguyên nhân hay chỉ có chuyên môn mới biết như gan to, lách to,..

Theo đánh giá của thầy thuốc tư vấn, để có thể tiếp cận chẩn đoán vàng da sơ sinh bệnh lý bác sĩ cần phải hỏi kỹ tiền sử, bệnh sử, phát hiện triệu chứng lâm sàng kèm theo với vàng da và dựa vào xét nghiệm máu bilirubin từng bước đánh giá.

Cách điều trị bệnh vàng da trẻ nhỏ

Chứng vàng da sinh lý thường là nhẹ và tự giải quyết vì gan của em bé bắt đầu trưởng thành. Mẹ cho bé bú thường xuyên (từ 8 đến 12 lần một ngày) sẽ giúp trẻ sơ sinh đào thải bilirubin.

Bệnh vàng da bệnh lý nghiêm trọng hơn có thể cần các phương pháp điều trị khác. Liệu pháp trị liệu bằng chiếu đèn là phương pháp điều trị thông thường và có hiệu quả cao, sử dụng ánh sáng để phá vỡ bilirubin trong cơ thể của em bé. Trong những trường hợp rất nặng, có thể cần truyền máu. Khi truyền máu, bé sẽ nhận được một lượng nhỏ máu từ người hiến tặng hoặc ngân hàng máu. Việc này sẽ thay thế máu bị hỏng của bé bằng các tế bào hồng cầu khoẻ mạnh. Điều này cũng làm tăng số tế bào hồng cầu của bé và làm giảm mức bilirubin.

Điều trị nguyên nhân: Tùy theo từng nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh để có những chỉ định điều trị triệu chứng và điều trị đặc hiệu (bằng thuốc như kháng sinh trong vàng da nhiễm khuẩn hay phẫu thuật khi tắc mật bẩm sinh…) một cách thích hợp.

Nếu mẹ nhận thấy rằng bé có các triệu chứng bệnh vàng da, hãy cho bé di khám ngay lập tức nhé.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới