Tâm thần học hiện đại là ngành khoa học phát triển vì sức khoẻ toàn diện cả thể chất và tâm thần – vì sự thoải mái cho tất cả mọi người sống trong cộng đồng.
- Những điều cần biết về bệnh rối loạn phân ly
- Bác sĩ cảnh báo những sai lầm thường mắc phải khi ngủ trưa
- Cần làm gì khi bị đau nửa đầu vai gáy?
Những điều cần biết về tâm thần học
Bác sĩ Chu Hòa Sơn, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, mục tiêu chiến lược của tổ chức y tế thế giới và toàn cầu là sức khỏe cho mọi người và cũng là thước đo chung của mọi xã hội văn minh, nhân bản.
Một người khỏe mạnh phải có đủ sức khỏe cả về thể chất lẫn tâm thần xã hội. Hiện nay khi xã hội phát triển thì sức khỏe tâm thần càng được chú trọng. Chính vì vậy, tâm thần học hiện đại nỗ lực phát triển để phấn đấu vì sức khoẻ toàn diện cả thể chất và tâm thần – vì sự thoải mái cho tất cả mọi người sống trong cộng đồng.
Sức khỏe tâm thần là gì?
Theo Tin tức Y học, hiện nay sức khoẻ tâm thần còn phải bền bỉ phấn đấu để thay đổi dần nhận thức vẫn còn nhiều lệch lạc, nhiều mặc cảm. Vậy sức khoẻ tâm thần là gì?
Sức khoẻ tâm thần không chỉ là một trạng thái không có rối loạn hay dị tật về tâm thần, mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái. Muốn có một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái thì cần phải có chất lượng nuôi sống tốt, có được sự cân bằng và hoà hợp giữa các cá nhân, môi trường xung quanh và môi trường xã hội. Như vậy, sức khoẻ tâm thần ở cộng đồng là:
- Một cuộc sống thật sự thoải mái.
- Đạt được niềm tin vào giá trị bản thân, vào phẩm chất và giá trị của người khác.
- Có thể ứng xử bằng cảm xúc, hành vi hợp lý trước mọi tình huống.
- Có thể tạo dựng, duy trì và phát triển thoả đáng các mối quan hệ.
- Có khả năng tự hàn gắn để duy trì cân bằng khi có các sự cố gây mất thăng bằng, căng thẳng.
Hiểu đúng thế nào là bệnh tâm thần với bệnh thần kinh
Hiểu đúng thế nào là bệnh tâm thần với bệnh thần kinh
Điểm khác nhau
Bệnh tâm thần (còn gọi là tâm bệnh) chưa phát hiện được tổn thương đặc hiệu về mặt hình thái của hệ thần kinh mà chỉ phát hiện được những biến đổi tinh vi về mặt sinh hóa, miễn dịch, di truyền…… Theo các bác sĩ tư vấn, đa số các dấu hiệu bệnh là do rối loạn chức năng của não. Phần lớn bệnh nhân có thể ăn khỏe, chơi khỏe, đi đứng bình thường nhưng có ý nghĩ, cảm xúc, hành vi không phù hợp, kỳ dị, khó hiểu. Bệnh nhân tâm thần thường không nhận thấy mình bị bệnh, từ chối điều trị tại chuyên khoa tâm thần.
Bệnh nhân thần kinh có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra làm tổn thương thực thể tại các phần khác nhau của hệ thần kinh như não bộ, tủy sống, dây thần kinh ngoại vi gây rối loạn chủ yếu chức năng tiếp thu và thực hiện của con người. Người bệnh ít có các hành vi kỳ dị, ý nghĩ bất bình thường nhưng có thể tê liệt nửa người, khó khăn đi đứng, ăn nói, điếc, mù….). Đa số bệnh nhân còn ý thức được bệnh của mình.
Điểm liên quan với nhau
Bệnh thần kinh có tổn thương ở tổ chức não, ít nhiều có rối loạn tâm thần kèm theo: rối loạn trí nhớ, trí tuệ, ý thức…..
Bệnh nhân tâm thần (bệnh tâm thần nội sinh) tuy chưa phát hiện được tổn thương thực thể ở não, có thể có những rối loạn thần kinh kèm theo (rối loạn trương lực cơ, phản xạ, thần kinh thực vật…).
Ngô Huệ – Ytevietnam.edu.vn.