Bài viết sẽ giúp bạn biết được những nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách phòng bệnh đau mắt đỏ. Dưới đây là những điều cha mẹ cần biết về đau mắt đỏ ở trẻ, cha mẹ có thể tham khảo thêm giúp bảo vệ đôi mắt cho con.
- Cảnh báo: Thực phẩm cần tránh khi bị đau mắt đỏ
- Thầy thuốc tư vấn các câu hỏi thường gặp về bệnh đau mắt đỏ
- Bệnh đau mắt đỏ và 10 thắc mắc phổ biến nhất

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ em
Trẻ tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ trước đó: Nếu trẻ sử dụng chung đồ dùng cá nhân(khăn mặt, gối) của người bệnh sẽ có nguy cơ bị lây rất lớn, đối với những người bị đau mắt đỏ do nhiễm virus rất dễ lây cho người khác qua đường hô hấp(virus có trong nước bọt hay nước mũi của người bệnh).
- Vệ sinh mắt không sạch sẽ, thói quen dụi mắt ở trẻ nhỏ.
- Sử dụng nguồn nước có nhiễm mầm bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ ở trẻ
Dấu hiệu đau mắt đỏ ở trẻ em
+ Mắt đỏ, buổi sáng trẻ khó mở mắt hơn bình thường.
+ Xuất hiện nhiều gỉ mắt hơn bình thường.
+ Trẻ thường có biểu hiện ngứa mắt, cho tay vào dụi vùng mắt.
+ Thời gian đầu khi mắc bệnh, trẻ thường chỉ đỏ một bên mắt, sau đó vài ngày mắt còn lại cũng sẽ có biểu hiện tương tự, thường thì sẽ nhẹ hơn mắt trước.
+ Thậm chí, ở nhiều trẻ nhỏ khi bị đau mắt đỏ có thêm biểu hiện đau họng, sốt, mệt mỏi.
Thông thường khi mắc bệnh đau mắt đỏ, thị lực của trẻ vẫn bình thường, tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra những ảnh hưởng đến đôi mắt của con bạn.
Cách điều trị đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ
Khi trẻ có biểu hiện mắc bệnh đau mắt đỏ cha mẹ cần chú ý tới các dấu hiệu tiếp theo của trẻ, hạn chế để trẻ tiếp xúc với người khác phòng lây lan, hãy để cho trẻ được nghỉ ngơi nhiều hơn.
Kiêng một số thực phẩm cần tránh khi bị đau mắt đỏ để quá trình điều trị diễn biến thuận lợi hơn.
Gia đình cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế khám tìm ra nguyên nhân, chỉ khi biết được nguyên nhân chính xác, bác sĩ mới có thể tư vấn cách điều trị hiệu quả.
Cách phòng bệnh đau mắt đỏ cho trẻ nhỏ
+ Cần giúp bé thường xuyên rửa tay bằng xà bông và nước ấm, diệt các nguồn khuẩn gây bệnh.
+ Không để bé dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, thuốc nhỏ mắt… của người bệnh.
+ Rửa mặt sạch sẽ cho trẻ, một ngày nên rửa ba lần.
+ Hạn chế để trẻ đến những vùng có dịch bệnh.
+ Hạn chế tối đa cho trẻ tiếp xúc với người bệnh, phòng tránh những con đường lây lan.
+ Cha mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ, đặc biệt là các loại trái cây, vitamin, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho trẻ phòng chống các loại bệnh trong đó có đau mắt đỏ.
+ Vệ sinh sạch sẽ nơi ở của trẻ, nơi ở của trẻ phải thoáng mát, dễ chịu.
Thời điểm chuyển mùa, trẻ thường mắc phải bệnh đau mặt đỏ, hơn nữa đây là bệnh rất dễ lây lan… cha mẹ cần lưu ý những đặc điểm của bệnh này để bảo vệ cho bé tránh khỏi những tác nhân gây bệnh, bảo vệ đôi mắt cho con.
Nhung – ytevietnam.edu.vn