Trẻ mới sinh sức đề kháng còn yếu, chưa thích nghi với môi trường bên ngoài nên dễ gặp phải một số vấn đề do vậy mẹ cần phải rất lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ mới sinh.
- Các vấn đề thường gặp sau sinh mẹ cần lưu ý
- Bác sĩ chia sẻ biện pháp ngăn ngừa trầm cảm khi mang thai
- Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh mùa nắng nóng
Những điều mẹ cần lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ mới sinh
Trẻ mới sinh và những điều mẹ cần lưu ý
- Đầy bụng
Bác sĩ chuyên khoa Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, mẹ chú ý quan sát sẽ thầy, trước khi bú mẹ bụng trẻ khá mềm, tuy nhiên sau khi bú no, trẻ có hiện tượng bụng phình to lên, hơi trương lên và cứng, ngoài ra trẻ có hiện tượng nhiều ngày không đi nặng hay có hiện tượng nôn trớ nhiều thì tức là bé đang có thể có dấu hiệu bệnh đường ruột nào đó như: đầy hơi, táo bón,… do vậy bạn cần đưa con đến khám bác sĩ để nắm được tình trạng của con mình.
- Nôn trớ
Theo những chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, việc nôn trớ là việc thức ăn từ dạ dày bị trào ngược lên vùng thực quản và trào ra miệng, triệu chứng này xuất hiện trong vài tháng đầu sau sinh, bé sau khi bú mẹ thường trớ ra sữa có màu trắng, vàng hoặc vón cục. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nôn trớ là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện, dạ dày còn nằm ngang, bé bú sai tư thế, hay mẹ đặt trẻ nằm ngay khi trẻ vừa bú xong, hoặc cũng do trẻ ăn quá nhiều, men tiêu hóa chưa điều tiết đủ.
Khi gặp tình trạng này mẹ cần lưu ý, cần cho trẻ bú đúng tư thế, bé trẻ khoảng 15 phút sau đó mới đặt bé nằm xuống, khi trẻ nôn trớ cho trẻ nằm nghiêng, sơ cứu nếu trẻ bị sặc. Nên chia nhỏ các cữ bú khoảng từ 1,5 giờ/ lần.
- Thở khò khè
Trong 3 tháng đầu tình trạng trẻ thở khò khè rất phổ biến bé đang làm quen với cách hít thở không khí. Tuy nhiên khi trẻ thở khò khè kèm theo ho, sốt, sổ mũi, thở nhanh, ngực rút, danh xanh tái….thì đó là một trong những dấu hiệu bệnh lí liên quan đến hệ hô hấp bố mẹ cần lưu ý và đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám.
Trẻ mới trào đời thường xuyên xuất hiện triệu chứng nấc cụt
- Nấc cụt
Trẻ mới trào đời thường xuyên xuất hiện triệu chứng nấc cụt, trẻ có hiện tượng nấc liên tục có thể kéo dàu 3 lần/ ngày thời gian khoảng 3 phút, nguyên nhân là do trẻ còn nhỏ sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành khiến khi hít vào bị ngừng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng lại. Để khăc phục tình trạng này không để trẻ quá đói mới cho ăn, không nên cho trẻ bú quá no, khi bé ăn xong cần bế cao đầu hơn để trẻ dễ tiêu hóa, khi bé bị nấc cụt cho trẻ bú là một cách chứa rất hiệu quả. Nếu trẻ vẫn duy trì tình trạng nấc nhiều lần/ ngày và kéo dài trong nhiều ngày thì mẹ cần lưu ý cho trẻ đến cơ sở y tế.
- Trẻ bị ho
Theo những tin tức y tế mới nhất, khi mẹ cho trẻ uống nước quá nhanh hay uống nước lần đầu thì việc bị ho là chuyện không tránh khỏi. Tuy nhiên, những cơn ho kiểu này sẽ chấm dứt sau khi trẻ bắt đầu điều chỉnh được bản thân với thói quen ăn uống. Khi trẻ bị ho kéo dài khiến trẻ thường xuyên bị sặc sữa hay ho thì mẹ nên tìm sự tư vấn y khoa. Có thể phổi và hệ tiêu hóa của bé đang gặp vấn đề.
- Trẻ khóc quá nhiều
Điều dưỡng viên Lâm Thị Nhung giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, trẻ sơ sinh thường khóc rất nhiều, nếu bé bú no, quần áo khô và sạch nhưng vẫn không nín khóc thì mẹ nên ôm con, hoặc thử quấn con trong một tấm khăn, sau một thời gian mẹ sẽ dần quen với tiếng khóc của con và có thể phân biệt được đâu là khóc do đói, đầy bụng,… khi trẻ con nếu mẹ chú ý kỹ tiếng khóc của trẻ sẽ thấy trẻ khóc có thể khó chịu hay vì lý do nào đó.
- Da trẻ có màu xanh xám
Khi mới vừa ra khỏi bụng mẹ, da bé xanh xám cũng không phải là vấn đề đáng ngại. Chỉ khi làn da ở trong tình trạng xanh xám kéo dài đi cùng với khó thở và khó bú, mẹ nên lường trước vấn đề có thể đến từ tim hoặc phổi. Bé cần được can thiệp ngay mẹ nhé.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn