- ữ ngành Y 30 tuổi đã đủ những đau thương để yêu lấy chính bản thân mình
- Gái ngành Y chia sẻ bí quyết sống độc thân vui vẻ
- Lý do khiến một cô gái ngành Y Dược luôn đặc biệt
Nghề y là nghề luôn được đánh giá là nghề cao quý
Ngành y giờ đây buồn thê thảm
Trong xã hội Việt Nam xưa, có hai nghề được cả xã hội kính trọng gọi là thầy. Đó là thầy giáo và thầy thuốc. Nếu nghề giáo gần với hình ảnh của một người cha nghiêm khắc thì thầy thuốc gần với tình yêu thương của người mẹ và luôn được ví Lương y như từ Mẫu.
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam cũng đã có nhiều tấm gương thầy thuốc được người đời tôn kính, thờ phụng như Hải thượng Lãn Ông, Lê Hữu Trác, Thầy Tuệ Tĩnh và gần đây nhất là các giáo sư Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, Phạm Ngọc Thạch… Họ mãi mãi là tượng đài của nền y học Việt Nam không chỉ bằng tài năng mà còn bằng đức độ. Họ đã viết lên những trang sử cho cả nền Y học Cổ truyền và hiện đại. Thế nhưng thât đáng buồn thay, xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người trở nên văn minh hơn, thì cũng đồng nghĩa việc hình ảnh thầy thuốc Việt Nam dưới con mắt của một vài bộ phận đã bị bóp méo trở nên lêch lạc và hoen ố.
Đúng là hiện nay ngành y có tiêu cực và thậm chí là không ít, không chỉ nhận phong bì, còn có cả trường hợp vòi tiền bệnh nhân. Không chỉ bắt tay với hiệu thuốc để ăn phần trăm hoa hồng, có người còn đang tâm ăn bớt thuốc khi điều trị, cho người nhà thiếu chuyên mông vào làm việc tại bệnh viện. Không chỉ vô cảm với nỗi đau người bệnh, còn có cả sự tắc trách gây hậu quả nghiêm trọng thậm chí tử vong…Nhưng bên cạnh một vài còn sâu làm dầu nồi canh thì có hàng trăm ngàn bác sĩ, y tá, những đôi tay của người làm nghề y đang lăn lộn nơi làng bản làng chữa chạy cho đồng bào với đồng lương ít ỏi. Hàng ngày hàng giờ, vẫn có hàng vạn giáo sư, bác sĩ lăn lộn với bệnh nhân trên giường bệnh. Họ vui niềm vui của bệnh nhân, buồn nỗi buồn của bệnh nhân. Đau xót khi mình bất lực, không cứu nổi những em thơ ra khỏi tay thần chết. Họ nghẹn ngào trước những cái chết bi thương vì tai nạn giao thông. Nhưng chưa một lần những hình ảnh, câu chuyện ấy được nói đến khi nhắc đến ngành y hiện nay, có chăng cũng chỉ là là 1, 2 lần được biểu dương rồi nhanh chóng bị lãng quên.
Những khó khăn vất vả trong nghề
Những thiệt thòi trong trong nghề
Không cần nói đâu xa, chỉ cần vào các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Việt Đức, Xanh pôn những ngày nóng nực đã đủ thấy sự hi sinh của họ to lớn như thế nào. Hít thở bầu không khí ngột ngạt với đủ loại mùi nồng nặc. Tiếp xúc với mọi gương mặt nhàu nát, khổ đau vì bệnh tật, chưa kể đến nguy cơ bị mắc bệnh truyền nhiễm từ người bệnh luôn cao, nhưng bỏ ra cái lợi ích cá nhân và nỗi sợ hãi bác sỹ vẫn ngày đêm vẫn miệt mãi cứu chữa cho bệnh nhân. Chính vì thế hiện nay nhiều người bác sỹ đã bỏ nghề, vì thấy nghề y quá bạc bẽo, họ đau lòng cho đồng nghiệp, đau lòng với cả những lương y tiền bối mà còn đau lòng bởi một nghề cao quý đang bị tổn thương. Biết rằng ở đâu cũng có người này người kia nhưng thế giới này sẽ ra sao khi mọi người chỉ nhìn vấn đề theo chiếu hướng tiêu cực. Chúng ta không thể vơ đũa cả nắm, đánh đồng cả một nền y học bởi những hạn chê chưa được khắc phục được bởi một nước còn nghèo như nước ta.
Có thể trong lúc nóng giận áp lực bởi bệnh nhân, bởi công việc, cấp trên, họ có lời lẽ nặng lời không phải nhưng trên tất cả bác sĩ là người luôn bảo vệ sức khỏe cho gần 90 triệu đồng bào cả nước, một trách nhiệm không hề nhỏ. Mong rằng xã hội có cái nhìn thóang hơn đối với mỗi người làm bác sỹ, hãy tôn trọng, biết ơn họ và hơn hết xin đừng làm rơi thêm những giọt nước mắt của người làm nghề y.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn