Trong quá trình mang thai, các thai phụ có rất nhiều vấn đề quan tâm. Nhất là những vấn đề liên quan đến sức khỏe bà bầu, tiểu đường thai kỳ là một trong những từ khóa đắt được tìm kiếm.
- Bác sĩ chuyên khoa sản hướng dẫn mẹ cách nhận biết những dấu hiệu sinh non
- Bí quyết giảm thiểu tình trạng rạn da ở bà bầu
- Những lợi ích bất ngờ khi thực hiện massage cho trẻ sơ sinh
Những nguyên nhân có thể dẫn đến tiểu đường trong thai kỳ
Khi mang thai từ những tuần ngoài 20 trở đi, bạn có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như có thể bạn bị chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ do rối loạn nội tiết tố hoặc do khả năng tổng hợp được insulin của cơ thể thai phụ kém. Vậy đái tháo đường thai kỳ là gì và những nguyên nhân nào có thể dẫn tới căn bệnh này, chúng ta cùng trao đổi với Bác sĩ Phạm Văn Hữu – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.
Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể cho biết những thông tin về bệnh lý tiểu đường thai kỳ không ạ?
Tiều đường thai kỳ hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ là bệnh tiểu đường phát triển trong quá trình mang thai và thường được các bác sĩ phát hiện khi thai phụ ở khoảng tuần thứ 24. Bệnh này gây ra ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường (glucose) của các tế bào trong cơ thể, đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng lượng đường cao trong máu không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Điều quan trọng là lượng đường máu sẽ trở lại bình thường sau khi sinh. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên chú ý vì nếu đã bị bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Vì vậy, bạn cần phải thường xuyên theo dõi tại các bệnh viện hoặc phòng khám để theo dõi và quản lí lượng đường trong máu.
Trong trường hợp bạn đang mắc tiểu đường tuýp 1 hoặc 2 nhưng muốn có con, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mang bầu. Nếu bạn không điều trị hay kiểm soát bệnh tiểu đường sẽ gây ảnh hưởng và nguy hại đến thai nhi.
Đặc điểm của bệnh lý đái tháo đường thai kỳ là bệnh diễn ra âm thầm, bạn không thể biết mình mắc bệnh nếu không gặp bác sĩ, bệnh chỉ có thể phát hiện bệnh khi bạn đi khám thai định kỳ thông qua việc làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.
Một vài dấu hiệu cơ bản của tiểu đường thai kỳ chung ở các thai phụ mắc căn bệnh này là:
Thai phụ thường xuyên rơi vào tình trạng khát nước, thậm chí là giữa đêm bạn cũng phải thức dậy để uống nước.
Thai phụ đi tiểu rất nhiều lần trong một thời gian ngắn và mỗi lần lượng nước tiểu cũng nhiều so với các thai phụ khác.
Thai phụ chẳng may bị trầy xước, bị thương sẽ rất lâu lành – dấu hiệu này dễ dàng nhận biết nhất.
Vùng kín của thai phụ bị nhiễm nấm, sau khi đã dùng các kem/thuốc trị nấm thông thường vẫn không hết.
Dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất là hiện tượng sụt cân, mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống. Nhưng đôi khi việc cũng khó phát hiện vì mỗi mẹ bầu lại có những đặc điểm khác nhau.
Dấu hiệu nhận biết tiểu đường trong thai kỳ
Thưa bác sĩ, những nguyên nhân nào có thể gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ?
Theo bác sĩ tư vấn, bạn sẽ bị chẩn đoán là mắc bệnh khi tuyến tụy không sản xuất đủ lượng nội tiết tố insulin đáp ứng nhu cầu của cơ thể hoặc insulin giảm tác động lên cơ thể hoặc cơ thể không chuyển hóa tốt insulin. Trong cơ thể, glucose là chất dinh dưỡng thiết yếu, nó có vai trò cung cấp năng lượng cho việc duy trì hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Tuy vậy, glucose lại không có khả năng tự vận chuyển từ mạch máu vào tế bào mà phải có sự hỗ trợ của insulin. Do đó, bạn sẽ bị tiểu đường khi lượng đường trong máu cao.
Trong thời kỳ bầu bí, vì nhu cầu năng lượng tăng cao hơn nên cơ thể bạn có nhu cầu tăng lượng đường. Việc cơ thể bạn sản xuất lượng insulin phù hợp với nhu cầu tăng lượng đường trong thời gian bầu bí là một điều rất tuyệt. Song thực tế không phải thai phụ nào cũng được thuận lợi như thế.
Ngoài ra, trong thai kỳ, nhau thai tạo ra nội tiết tố giúp thai nhi phát triển. Những nội tiết tố này gây ra một số tác động xấu đến insulin, gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố. Nếu mức insulin và đường huyết cùng đạt chỉ số và duy trì lượng đường trong máu ở mức an toàn, xin chúc mừng, bạn không nằm trong nhóm mắc đái tháo đường thai kỳ. Do đó, nếu bạn bị kết luận mắc tiểu đường thai kỳ, nguyên nhân là do insulin không kiểm soát được lượng đường trong máu. Muốn kiểm soát được tình trạng này, bạn phải giảm lượng đường hoặc tăng insulin hoặc là cả hai.
Nguồn: Ytevietnam.edu.vn.