Những sai lầm “chết người” khi sơ cứu trẻ bị chảy máu cam

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Những ngày hè nắng nóng khiến cho trẻ em có nguy cơ cao bị chảy máu cam, việc cha mẹ xử trí không đúng có thể khiến niêm mạc mũi của trẻ bị tổn thương và tình trạng chảy máu càng trầm trọng hơn.

Những sai lầm “chết người” khi sơ cứu trẻ bị chảy máu cam

Những sai lầm “chết người” khi sơ cứu trẻ bị chảy máu cam

Những sai lầm “chết người” khi sơ cứu trẻ bị chảy máu cam

Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, mùa hè khi nhiệt độ tăng cao có thể khiến trẻ bị chảy máu cam. Phần lớn các trường hợp chảy máu cam sẽ tự ngừng, tuy nhiên nếu người lớn thiếu hiểu biết trong cách xử lý có thể dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Phản ứng đầu tiên của người lớn khi trẻ bị chảy máu cam chính là bảo trẻ ngửa mặt lên trời hoặc bịt mũi lại, hay thậm chí làm mọi cách để không cho máu chảy ra ngoài. Nhưng động tác này không khiến máu ngừng chảy khiến máu chảy ngược vào yết hầu và đi qua thực quản xuống đường tiêu hóa, gây nôn mửa, khó chịu, còn dễ xâm nhập vào khí quản và phổi, ngăn chặn việc tạo hơi thở và gây tử vong.

Xứ trí trẻ bị chảy máu cam sao cho đúng

Xử trí trẻ bị chảy máu cam sao cho đúng

Xử trí trẻ bị chảy máu cam sao cho đúng

Điều dưỡng viên Ngô Phương Lâm giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, khi thấy trẻ bị chảy máu cam các bậc cha mẹ có thể thực hiện sơ cứu như sau:

  • Yêu cầu trẻ xì mũi nhẹ nhàng để loại bỏ các cục máu đông đã hình thành bên trong mũi.
  • Đặt trẻ ngồi thẳng, đầu và cổ hơi ngả về trước.
  • Dùng ngón trỏ và ngón cái của bạn bóp chặt hai bên cánh mũi (phần chóp mũi mềm) của trẻ. Không bóp phần xương sống mũi vì làm vậy không thể giúp cầm máu, cũng đừng ấn một bên cánh mũi, kể cả nếu chỉ chảy máu ở một phía. Hướng dẫn trẻ thở bằng miệng trong khoảng thời gian này.
  • Bóp chặt cánh mũi trong khoảng 10 phút. Đừng thả tay quá thường xuyên để kiểm tra xem máu ngừng chảy chưa vì máu cần thời gian để tạo cục máu đông. Thả tay quá sớm hoặc quá thường xuyên có thể khiến máu tiếp tục chảy lại.
  • Nếu muốn, có thể chườm đá hay đặt khăn mát lên vùng gốc mũi và má của trẻ giúp mạch máu ở mũi co lại, làm chậm quá trình chảy máu.
  • Hướng dẫn trẻ nhổ máu tích tụ trong miệng vì nuốt máu có thể gây nôn.
  • Cho trẻ uống chút nước mát để đỡ căng thẳng và tẩy bớt mùi máu trong miệng.

Nếu các bước sơ cứu này không thể cầm được máu trong vòng 20 phút, hãy lập tức đưa trẻ đến ngay các cơ sở tai mũi họng để được khám và xử lý kịp thời.

Điều cuối cùng mà Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur lưu ý đến các bậc phụ huynh đó là để phòng ngừa chảy máu lại, trẻ cần được nghỉ ngơi ít nhất trong vòng 2 giờ, hoạt động nhẹ nhàng như đọc sách, vẽ tranh hay xem tivi; Không cho trẻ uống đồ nóng, thức ăn nóng hay tắm nước nóng trong vòng ít nhất 24 giờ sau khi chảy máu cam. Trong vòng 1 tuần, trẻ cần tránh các hoạt động mạnh hay các môn thể dục như chạy, tránh nhấc vật nặng; Có thể làm ẩm niêm mạc mũi bằng kem làm ẩm hoặc nước muối sinh lý.

Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn tổng hợp

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới