Những tác dụng của cây thuốc phiện trong Y học

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Được xem là cây dược liệu quý được trồng ở vùng núi cao mùa hoa quả từ tháng 3-8 trong năm, cây thuốc phiện là một trong các cây dược liệu ứng dụng nhiều trong Y học.

Những tác dụng của cây thuốc phiện trong Y học

Những tác dụng của cây thuốc phiện trong Y học 

Cây thuốc phiện thuộc ngành Ngọc lan (hạt kín), Lớp Ngọc Lan (Magnoliidae), Phân lớp Hoàng Liên (Ranunculidae), Bộ A phiến (Papaverales), Họ A phiến (Papaveraeae), tên khoa học là Papaver somniferum L.,

Đặc điểm của cây thuốc phiện

Cây thuốc phiện có nhiều tên gọi Anh túc hay còn gọi là a phiến, thẩu, trẩu người Tày gọi là cây nàng tiên. Cây thuốc phiện là cây cỏ cao hơn 1m, thân mảnh nhẵn toàn thân màu phớt lục, lá mọc so le, đơn, xẻ thùy, không có lá kèm., lá hình bầu dục dài, mọc ôm thân. Hoa lớn rất đẹp mọc đơn độc, đều lưỡng tính, đài 2-3, rụng sớm. Tràng 4-6 rời xếp thành 2 vòng thường có màu sắc sặc sỡ, dễ nhàu nát nở hoa vào mùa hè, mọc riêng lẻ ở ngọn, nở hướng lên trên, có các màu đỏ, tím và trắng, hoa chóng rụng. Nhị nhiều xếp thành vòng. Bầu trên do nhiều lá noãn dính liền tạo thành bầu 1ô, đính noãn bên. Quả nang hình cầu có khía mở bằng lỗ, trong có nhiều hạt.

Các bác sĩ Y học cổ truyền cho biết, cây thuốc phiện được xem là cây dược liệu quý được trồng ở vùng núi cao mùa hoa quả từ tháng 3-8 trong năm. Cây thuốc phiện là một trong các cây dược liệu dùng làm thuốc chữa bệnh. Nhựa thuốc phiện lấy từ quả tươi. Vỏ quả mùa hè sẽ thu hái, vứt bỏ hạt và đầu dài, phơi khô, sao dấm hoặc tẩm mật ong cất giữ. Hạt anh túc chứa 50% dầu, có thể ép dầu.

Thành phần hóa học của cây thuốc phiện trong nhựa chứa alkaloid, morphin, codein, thebain, narcotin, papaverin, các a xít hữu cơ mecconic, lactic, malic, lartric, citic, acetic, succinic, acid amin, dextrose, pectin.

Cây thuốc phiện có nhiều công dụng trong Y học

Cây thuốc phiện có nhiều công dụng trong Y học

Những công dụng của cây thuốc phiện trong Y học

Dược sĩ Trần Thị Dương, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, cây thuốc phiện có nhiều tác dụng, Đông Y sử dụng để làm thuốc, vỏ anh túc tính bình, vị chua chát, độc, chứa morphin, codein, Narcotin, papaverin,… Khoảng hơn 30 alkaloid, có tác dụng giảm đau, giảm ho, ngừng ỉa chảy, dùng chữa các bệnh ho hen lâu ngày, đau sườn, đau ngực, đau bụng, kiết lị lâu không khỏi, còn dùng chữa di tinh, hoạt tinh bởi thận hư.

Trong quả anh túc chất nhựa trắng, lấy ra phơi khô thành thuốc phiện, trong đó chứa 10% morphin, có thể giải trừ hiện tượng chuột rút và ức chế cơ tim, chủ yếu dùng trong co thắt cơ tim tắc động mạch. Nhưng dùng nhiều sẽ gây nghiện, bị ngộ độc dần dần ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, trở thành “con nghiện”, nếu dùng quá nhiều một lần có thể gây nghẹt thở và dẫn đến tử vong.

Trong y học cây thuốc phiện  dùng cho giảm đau tốt nhất trong các loại dược liệu cả Đông Y lẫn Tây y. Chiết suất nhựa của cây này làm gây nghiện nặng. Ngành y học  khuyến cáo không nên dùng trong các trường hợp thông thường, phải có sự chỉ định chi tiết và giám sát trực tiếp của bác sĩ. Việc lạm dụng chứa thành phần của thuốc phiện quá mức sẽ gây nghiện. Sử dụng thuốc phiện các hoạt chất của thuốc phiện cũng gây nghiện ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Cây thuốc phiện có nhiều tác dụng đối với công nghiệp dược dùng để làm thuốc chữa bệnh song nó gây nghiện do đó ngoài việc trồng làm thuốc được quản lý chặt chẽ ra, nhà nước quản lý sử dụng cây thuốc phiện và cấm trồng cây, sử dụng, vận chuyển tàng trữ cây thuốc phiện.

Lương Tâm – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới