Những việc cha mẹ cần làm khi phát hiện con nói lắp

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Không nên cố ý đặt đứa trẻ vào tình trạng áp lực đặc biệt là các áp lực học tập theo mong đợi của cha mẹ, đặc biệt ở các trường hợp trẻ mắc chứng nói lắp trong một thời gian kéo dài. 

Những việc cha mẹ cần làm khi phát hiện con nói lắpNhững việc cha mẹ cần làm khi phát hiện con nói lắp

Theo chuyên gia y tế Nguyễn Linh, giảng viên CĐ Dược Tp.HCM – Trường Cao đẳng Y Dược cs Pasteur TP.HCM chia sẻ, nói lắp là một tật thường gặp ở nhiều người, đặc biệt là trẻ em. Chứng nói lắp gây ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, giao tiếp cũng như việc học tập của trẻ. Khi phát hiện trẻ mắc chứng nói lắp, cha mẹ cần có thái độ và biện pháp xử trí kịp thời cho con trẻ.

Đi khám và tập luyện với chuyên gia ngay sau khi phát hiện con trẻ nói lắp

Bạn đừng lo lắng hay sợ phải đi  khám hay gặp chuyên gia trị liệu. Hầu hết người nói lắp sẽ cần một thời gian dài để cải thiện đặc biệt là người trẻ em. Việc khám chuyên gia ngôn ngữ được đề cập trong nhiều trường hợp, đặc biệt các trường hợp bị áp lực hoặc tật nói lắp là một cản trở lớn trong cuộc sống của họ.

Đi khám và tập luyện với chuyên gia ngay sau khi phát hiện con trẻ nói lắpĐi khám và tập luyện với chuyên gia ngay sau khi phát hiện con trẻ nói lắp

Theo tin y học việt nam, việc tập ngôn ngữ trị liệu sẽ cần trong một số trường hợp như tình trạng nói lắp kéo dài quá 6 tháng, tình trạng nói lắp trở nên thường xuyên hơn gây ảnh hưởng đến học tập và các tương tác xã hội. Trẻ gặp các vấn đề tình cảm, chẳng hạn như nỗi sợ hãi hay né tránh các tình huống nói chuyện. Những trẻ quá 5 tuổi hoặc lần đầu tiên trở nên đáng chú ý trong độ tuổi đi học, khi bắt đầu đọc. Những gia đình có tiền sử nói lắp, nói lắp kèm theo sự lo lắng, trầm cảm cũng nên đưa con trẻ đi khám trị liệu ngôn ngữ

Các chuyên gia ngôn ngữ và trị liệu tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cs Sài Gòn, sẽ đưa cho người nói lắp danh sách các buổi tập để có thể tác động, làm giảm tối đa sự ảnh hưởng của nói lắp trong giao tiếp. Sau đó người nói lắp sẽ tự luyện tập trong các tình huống đời thường. Các chuyên gia ngôn ngữ có thể nói với người thân: Chuyên gia ngôn ngữ cũng có thể nói cho cha mẹ, thầy cô, thậm chí cả bạn bè của người nói lắp về sự cố gắng luyện tập các kỹ thuật và giúp cho họ hiểu rằng những gì người nói lắp sẽ phải cố gắng đạt được. Điều này cũng giúp người nói lắp hiểu được sự giúp đỡ và thông hiểu của những người xung quanh.

Việc cha mẹ không nên làm khi phát hiện con nói lắp

Khi phát hiện ra trẻ mắc chứng nói lắp, cha mẹ không nên:

Việc cha mẹ không nên làm khi phát hiện con nói lắpViệc cha mẹ không nên làm khi phát hiện con nói lắp

  • Không nên tạo cho trẻ cảm giác lo lắng về tật nói lắp. Chính việc cha mẹ có ấn tượng và sự quan tâm quá nhiều về đứa con bị nói lắp, sẽ gây ra tăng sự tức giận của trẻ và sẽ tạo ra sự lo lắng nhiều hơn, trẻ khó có thể điều chỉnh tật nói lắp. Việc này sẽ có hại cho trẻ nhiều hơn là giúp trẻ.
  • Không nên cố ý đặt đứa trẻ vào tình trạng áp lực đặc biệt là các áp lực học tập theo mong đợi của cha mẹ – Hãy lắng nghe một cách kiên nhẫn khi trẻ nói lắp, không ngắt lời chúng.
  • Nói với trẻ về tật nói lắp của con, nếu quan tâm hơn nên dành thời gian, không gian riêng để thảo luận về vấn đề của trẻ và nói cách điều trị tập luyện phù hợp, cũng như để cho trẻ thấy sự quan tâm của bạn đối với chúng.
  • Nếu con bạn đến bệnh viện chuyên điều trị bệnh chuyên khoa âm ngữ học kiểm tra và điều trị ngôn ngữ của bé, bạn có thể nói khi nào cần tác động nhẹ nhàng, khi nào không. Nên quan sát mọi thứ diễn ra để có thể nói với chuyên gia khi cần thiết.

Nguồn: Y tế Việt Nam (Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cs Sài Gòn)

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới