Chỉ có những ai công tác trong khoa sản mới hiểu rằng cái phòng bí nó đến từ đâu, đến với ai và ai phải chịu nỗi oan uổng trong nghề.
- Điểm mặt Top con giáp ngành Y luôn coi tình yêu là ‘kim chỉ nam’ trong cuộc sống
- 3 con giáp nữ ngành Y thành công toàn diện sau tuổi 35
- Sự cố y khoa cần cái nhìn chỉn chu từ truyền thông
Làm việc ở khoa sản có nguy hiểm không?
Có một thời trong trường Y lan truyền câu nói: “Thông minh đi Nhi, ngu si đi Sản” bởi công việc vất vả, nặng nề, nguy hiểm, hoặc ghê sợ máu me. Một thời Bác sĩ sản khoan thiếu vắng nhân tài rất nhiều phần lớn đều chọn các chuyên ngành khác. Chỉ có những người trong nghề mới hiểu mình đang trải qua những gì?
Nỗi niềm Bác sĩ khoa sản chịu tiếng oan cả đời
Vậy làm Bác sĩ sản khoa có giàu không? Có thể lắm chú bởi xã hội ngày càng phát triển, mỗi gia đình đều dành sự quan tâm tốt nhất cho thế hệ tương lai, Bác sĩ sản có thể mở thêm các phòng mạch khám tại gia. Hoặc cũng có nhiều gia đình ghi nhận công lao của Bác sĩ nên mới sản sinh ra cái phong bì.
Nữ hộ sinh Thanh Nhàn tại bệnh viện Đa khoa Đống Đa theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội chia sẻ: Làm Bác sĩ sản khoa ai cũng nghĩ rằng sung sướng nhưng họ không biết rằng để có một ca sinh nở thành công các Bác sĩ, nhân viên y tế vô cùng căng thẳng, nguy hiểm cao bởi rủi ro biến chứng trong quá trình sinh nở rất lớn. Cũng chính vì vậy mà sinh ra cái phong bì chăng? Dường như ai vào viện đi đẻ cũng trong tâm thế chuẩn bị phong bao cho Bác sĩ. Có người cho rằng đó làn tiền bồi dưỡng, có người lại bảo không đưa tiền thì Bác sĩ mặc kệ, thậm chí có kẻ bảo rằng Bác sĩ lúc nào cũng chỉ định mổ để lấy tiền bệnh nhân… bao lời lẽ chẳng mấy dễ chịu nhưng họ không hiểu bản chất sự việc.
Bác sĩ sản khoa có đòi tiền bệnh nhân không?
Bác sĩ Hồng Vân công tác tại bệnh viện Phụ sản từng theo học Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Những năm đầu chập chững vào nghề ai cũng nói rằng vào khoa sản phải có phong bì, tôi đã phản bác lại họ nhưng về sau mới vỡ lẽ ra. Tôi khẳng định rằng chẳng một Bác sĩ khoa sản nào đi đòi tiền của bệnh nhân bởi vì. Thứ nhất họ có sĩ diện, tự trọng của mình, thứ hai không ai dám nhận phong bì trước khi làm việc bởi ai biết trước được ca đỡ đẻ có kết thúc tốt đẹp hay không bởi vì sinh nở cận kề cửa tử. Thứ ba sau khi hoàn thành nhiệm vụ có ai dám đòi phòng bì, thực tế Bác sĩ không được phép đòi. Dường như người nhà bệnh nhân nào cũng tìm cách để cám ơn công của Bác sĩ, nhân viên y tế.
Mỗi người có một cách cảm ơn khác nhau, người không có điều kiện họ quà cáp những thứ cây nhà lá vườn. Người thì mời Bác sĩ một bữa ăn, uống nước trò chuyện như những người bạn lâu năm gặp lại, người có điều kiện chút thì để cái phong bì dăm hai trăm ngàn…. đôi khi chuyện gia đình bệnh nhân lại quả cho Bác sĩ sản khoa chỉ đơn giản vậy thôi nhưng đã có những người cho rằng cứ phải đưa tiền cho Bác sĩ mới mong sản phụ được quan tâm, đỡ đẻ thật tốt. Bao tiếng xấu, oan ức đổ cho Bác sĩ sản khoa phải chịu trận. Để rồi khi có những tai biến xảy ra không thể lường được trước họ lạ kêu gào lên rằng đã đưa tiền rồi mà Bác sĩ chẳng chịu chăm lo gì hết.
Giảng viên Hiền lương phụ trách giảng dạy Cao đẳng Y Dược văn bằng 2 buổi tối nêu quan điểm: Thực tế Bác sĩ sản khoan chẳng nghĩ rằng mình sẽ làm giàu bằng cách nhận phong bì của gia đình sản phụ, chỉ họ mới hiểu mình đã chịu điều tiếng không hay như thế nào của tiếng đời. Không ít người đổ lỗi cho cơ chế bao cấp đã sinh ra các vấn nạn phong bì trong khi ở bệnh viện công không có chuyện này xảy ra. Phải chăng đã đến lúc cần thay đổi, nhưng thay đổi từ đâu, thay đổi ra sao là cả một vấn đề lớn mà ngành Y tế chưa thể giải quyết được.
Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn