Phân biệt bệnh do virus Zika, sốt xuất huyết và sốt siêu vi

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Cả ba loại bệnh này đều là bệnh truyền nhiễm do muỗi Aedes truyền bệnh. Nhưng bệnh do virus Zika nhẹ hơn và 80% không có biểu hiện lâm sàng.

muoi-aedes-la-tac-nhan-truyen-benh-virus-zika-soi-xuat-huyet-va-sot-sieu-vi
Muỗi Aedes là tác nhân truyền bệnh virus Zika, sốt xuất huyết và sốt siêu vi.

Bệnh do virus Zika là gì?

Zika là một loại virus thuộc chi Flavivirus, cùng nằm trong gia đình  với chủng gây ra bệnh sốt xuất huyết và sốt vàng da. Loại virus này, lần đầu tiên được tìm thấy vào năm 1947 ở khu rừng Zika thuộc Uganda và được đặt theo tên đó.

Phân biệt bệnh do virus Zika, sốt xuất huyết và sốt siêu vi

Cách thức lây truyền

Virus Zika, sốt xuất huyết và sốt siêu vi đều lây truyền cho người chủ yếu qua vết cắn của muỗi Aedes mang virus.

Tuy nhiên, sốt xuất huyết không lây qua tiếp xúc trực tiếp; trong khi đó, sốt siêu vi có thể lây qua dịch nhầy ở mũi hay dịch tiết nước bọt.

Đặc biệt, virus Zika còn có khả năng lây truyền qua đường máu và đường tình dục. Nhưng đây là những phương thức lây truyền không phổ biến.

Đối tượng dễ mắc bệnh

Trẻ em từ 3-10 tuổi là đối tượng dễ mắc sốt xuất huyết và sốt siêu vi nhất.

Đối với virus Zika thì bất kì ai sống trong vùng có muỗi Aedes đều có thể bị lây nhiễm, đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất là phụ nữ có thai.

Triệu chứng

Các bệnh nhân mắc bệnh do virus Zika, sốt xuất huyết và sốt siêu vi có triệu chứng gần giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn.

Bệnh nhân mắc virus Zika thường có biểu hiện nổi mẩn, sốt, đau mắt đau cơ, nhức đầu.

Bệnh nhân sốt xuất huyết lại thường đau nhức cơ nhiều hơn và sốt cao hơn; đặc biệt là có biểu hiện xuất huyết (chảy máu mũi, xuất huyết dưới da).

Trong khi đó, bệnh nhân bị sốt siêu vi thường sốt rất cao ( thông thường từ 38-39 độ C) và có dấu hiệu nổi hạch, viêm mắt, đỏ mắt, sốt từng cơn. Hiện nay, xét nghiệm máu là phương pháp duy nhất để xác định chính xác đó là bệnh do sốt xuất huyết  hay virus Zika.

phu-nu-mang-thai-de-nhiem-virus-zika-hon
Phụ nữ mang thai dễ nhiễm virus Zika hơn.

Mức độ nguy hiểm

Sốt xuất huyết thường khá nguy hiểm, có thể gây nên biến chứng nặng dẫn đến tử vong. Trong khi đó, sốt do virus Zika và sốt siêu vi ít nguy hiểm hơn.

Thông thường, sốt siêu vi sẽ tự khỏi trong vòng 3 đến 7 ngày và người mắc bệnh do virus Zika cũng có khả năng hồi phục hoàn toàn.

Dù chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào nhưng virus Zika  được cho là ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai và liên quan đến hội chứng não nhỏ ở thai nhi.

Cách phòng ngừa bệnh do virus Zika, sốt xuất huyết và sốt siêu vi

Bệnh do virus Zika cũng như bệnh sốt xuất huyết và sốt siêu vi hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị hay vắc-xin phòng bệnh.

Biện pháp ngăn ngừa hiệu quả nhất là tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh bằng cách như:

– Giảm thiểu các khu vực có nước đọng và đậy kín các dụng cụ chứa nước.

– Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ,phát quang bụi rậm, sử dụng lưới chắn muỗi. Ở những vùng đang có dịch phải phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng.

Ngoài ra, những người đang ở khu vực có dịch bệnh, người hay di chuyển giữa các vùng và phụ nữ mang thai cần lưu ý để tránh bị muỗi đốt: sử dụng thuốc chống muỗi đốt, mặc quần áo dài, mắc màn khi ngủ.

An Bình – Ytevietnam.vn

 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới