Phòng ngừa bệnh răng miệng hiệu quả

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Chăm sóc là dự phòng các bệnh răng miệng, trên sự hợp tác toàn diện và sự tham gia của cộng đồng nhằm vào việc giảm đau và duy trì sức khoẻ răng miệng tốt hơn.

 Phòng ngừa bệnh răng miệng hiệu quả

Phòng ngừa bệnh răng miệng hiệu quả

Chăm sóc sức khoẻ răng miệng là tìm cách, tìm phương tiện phòng bệnh, nâng cao sức khoẻ có sẵn và phấn đấu giảm số bệnh tật, chứ không chỉ giúp cho bệnh nhân khi bị đau.

Các hình thức chăm sóc sức khỏe răng miệng ban đầu

Giáo dục nha khoa

  • Chọn và giữ gìn bàn chải: Bàn chải sau khi dùng rẩy khô và để nơi thoáng, khi lông bàn chải bị tưa thì phải thay bàn chải khác
  • Phương pháp chải: có nhiều phương pháp nhưng phương pháp Bass dễ thực hiện và làm sạch được mảng bám ở cổ răng, rãnh nứơu và kẻ răng, đồng thờiì kích thích nướu.
  • Mặt ngoài: Đặt lông bàn chải tại cổ răng, nghiêng một góc 45º, hướng về phía nướu. Chà bản chải tới lui nhẹ tại chỗ, vừa ép vừa đè cho lông bàn chải đi vào rãnh nươú và kẻ răng, sau đó hất xuống về phía mặt nhai. Mỗi vùng làm 5-6 lần rồi chuyển sang vùng khác.
  • Mặt trong cũng như trên
  • Mặt nhai chải tới lui hay xoay tròn
  • Thời gian chải: tốt nhất chải sau khi ăn, sau ăn sáng 15 phút và trước khi đi ngủ.
  • Tăm xỉa răng: chỉ dùng để khều thức ăn giắt ở kẻ răng, không dùng để xỉa tới lui ở các kẻ răng vì sẽ rộng kẻ và mòn men răng
  • Chỉ nha khoa dùng để lấy thức ăn ở những kẽ sít: lấy một đoạn chỉ tơ dài khoảng 30cm, cuốn vào 2 ngón tay trỏ đưa vào kẽ răng. Mỗi kẽ răng ấn xuống và đưa lên 3 lần, sau đó súc miệng bằng nước muối loãng.
  • Khuyên người dân đi khám răng định kì 6 tháng/ lần

Chất dinh dưỡng

Tuy các chất dinh dưỡng đều cần thiết cho sức khỏe toàn thân, nhưng chúng ta nên tăng cường ăn những chất dinh dưỡng có chứa nhiều calci, vitamin C, vitamin D, protide, còn giảm ăn các loại carbohydrat. Đây là bệnh chuyên khoa phổ biến.

– Cách ăn

Nên ăn đúng bữa, đúng lúc, đủ các loại dinh dưỡng, tránh ăn vặt nhiều lần trong ngày.

– Dạng thực phẩm

Nên ăn loại thực phẩm tự nhiên, không nên ăn các loại được chế biến, thực phẩm tươi có nhiều chất xơ làm sạch răng, còn thực phẩm bám dính dễ gây sâu răng, viêm nướu

Chất dinh dưỡng

Chất dinh dưỡng

Các trường hợp đặc biệt:

  • Đối với bà mẹ mang thai
  • Giới thiệu cấu trúc, chức năng hệ thống răng miệng, các biện pháp bảo vệ dự phòng
  • Giải thích tác hại nghiêm trọng của việc nghiện rượu nghiện thuốc lá khi mang thai
  • Giải thích tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng
  • Giải thích quá trình, thời gian mọc răng. Các biến chứng có thể gặp khi mọc răng và cách xử trí
  • Giới thiệu các thói quen xấu và tác hại của chúng như: thở miệng, mút ngón tay, đẩy lưỡi..
  • Hưỡng dẫn chế độ dinh dưỡng cho trẻ mọi lứa tuổi
  • Hướng dẫn thời điểm đi khám răng cho mẹ và con.
  • Đối với trẻ em:
  • Giáo dục vai trò cần thiết, khuyến khích vệ sinh răng miệng. Tạo thành thói quen cho trẻ
  • Đối với trẻ có nguy cơ cao như khuyết tật di truyền, gia đình có nguy cơ sâu răng cao, bú bình kéo dài… thì muộn nhất 6 tháng sau khi mọc chiếc răng đầu tiên cần đưa trẻ đi khám
  • Đối với trẻ không có nguy cơ thì muộn nhất là 18 tháng sau khi mọc chiếc răng đầu tiên cần đưa trẻ đi khám

Đối với cộng đồng

  • Tuyên truyền và giáo dục cho cộng đồng những hiểu biết về ung thư vùng miệng, hàm mặt, những biện pháp dự phòng, theo dõi phát hiện tổn thương nghi ngờ ung thư (những vết loét ở niêm mạc má, môi, lưỡi, những mảng bạch sản, u nhú…)
  • Phổ biến và tổ chứïc cho các thầy thuốc ở tuyến cơ sở những biện pháp và kinh nghiệm phát hiện sớm những tổn thương nghi ngờ ung thư
  • Xử trí sớm những tổn thương có thể thoái hoá ác tính hoặc những tổn thương tiền ung thư.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới