Mẹ bầu thường xuyên bị phù chân cho dù đã nghỉ ngơi nhưng tình trạng phù chân không đỡ kèm theo đau đầu, rối loạn thị giác, mờ mắt, đau bụng…thì mẹ bầu nên đi khám sớm để phát hiện bệnh lý tiền sản giật.
- Bác sĩ Pasteur hướng dẫn cách nhận biết một số cơn đau bụng nguy hiểm ở trẻ
- Tư vấn một số bài thuốc Đông Y cho trẻ suy dinh dưỡng
- Bác sĩ Pasteur hướng dẫn dấu hiệu nhận biết hậu sản mòn
Phù chân thường xuyên: Bà bầu có nguy cơ cao mắc tiền sản giật
Nguyên nhân và cơ chế gây nên phù chân ở phụ nữ mang thai
Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, phù chân là một trong những bệnh lý mà hầu hết các phụ nữ mang thai đầu gặp phải, phù chân khiến bà bầu vô cùng khó khăn và bất tiện, tùy theo cơ địa của mỗi người mà tình trạng phù chân có thể đến sớm hay đến muộn trong thai kỳ, thông thường phù chân sẽ xuất hiện ở những tháng cuối của thai kỳ.
Cơ chế gây phù chân được các Bác sĩ chuyên khoa lý giải như sau: khi mang thai bà bầu có thể tăng cân lên tới 9 tới 12 kg, thậm chí có những bà bầu có thể tăng lên đến 20kg điều này gây nên áp lực rất lớn lên đôi chân, điều này dẫn đến máu khó lưu thông, gây nên phù nề. Theo các Bác sĩ chuyên khoa Sản, ngoài yếu tố tăng cân thì khi mang thai yếu tố nội tiết cũng thay đổi khiến cho lượng máu dồn về chân nhiều nhưng tốc độc máu trở về trung tâm chậm hơn cộng với hàm lượng muối tăng nhưng lượng kali giảm, điều này cũng khiến cho chân, tay trở nên nặng nề, kém linh động.
Bác sĩ Chu Hòa Sơn giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, đa số mẹ bầu bị phù chân hoàn toàn bình thường nhưng có tới 10% các mẹ bầu có hiện tượng sưng phù là tín hiệu của tiền sản giật. Chính vì vậy, khi đã nghỉ ngơi nhiều nhưng tình trạng phù chân không giảm thì các mẹ bầu nên đến khám tại các phòng khám chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.
Thai phụ cũng nên nằm nghiêng để làm giảm bớt áp lực lên các tĩnh mạch
Làm thế nào để giảm phù chân khi mang thai?
Để làm giảm phù chân, trước tiên các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ mẹ vầu cần cung cấp đủ nguồn đạm cho cơ thể, mỗi ngày mẹ bầu nên ăn đủ số lượng thực phẩm giàu Protein chất lượng cao, chẳng hạn như thịt, cá, tôm, trứng, sữa, các thực phẩm động vật và các loại đậu… Mẹ bầu nên ăn gan động vật từ 2 – 3 lần/ tuần để bổ sung sắt, phòng chống thiếu sắt ở cơ thể mẹ bầu.
Thai phụ cũng nên nằm nghiêng để làm giảm bớt áp lực lên các tĩnh mạch vì tĩnh mạch chủ ở phía bên phải cơ thể, nên nằm nghiêng về phía bên trái giúp làm giảm áp lực. Ngoài ra, thai phụ cũng có thể tiến hành xoa dịu và giảm chứng phù chân hiệu quả bằng biện pháp đặt gối để kê chân.
Các Bác sĩ cũng khuyên các thai phụ nên tranh thủ gác chân lên bất cứ khi nào có thể để đôi chân được nghỉ ngơi, giảm áp lực lên đôi chân của mẹ bầu. Tại nơi công sở, chị em có thể đặt một chồng sách dưới gầm bàn để gác chân, chị em không nên ngồi bắt chéo chân hoặc ngồi đè lên mắt cá chân vì điều này làm tăng áp lực lên cột sống và ngăn cản sự lưu thông của máu về cơ quan trung tâm. Ngoài ra, thai phụ nên thường xuyên duỗi thẳng chân mỗi khi ngồi và tranh thủ làm động tác “duỗi thẳng”, đầu tiên đặt gót chân xuống và nhẹ nhàng nhấn chân xuống để làm căng các cơ bắp, xoay xoay cổ chân và ngọ nguậy các ngón chân.
Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn