Quan điểm Bác sĩ làm việc chỉ vì tiền có đúng không?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bác sĩ luôn phải cố gắng làm việc hết mình, làm thêm ngoài giờ để có thu nhập đảm bảo cuộc sống cho gia đình đỡ chật vật khó khăn khi đồng lương không đủ chi.

Bác sĩ làm việc chỉ vì tiền

Nghề Y luôn được vinh danh cao quý nhưng có một bộ phận ác cảm dành cho ngành Y, không những giới truyền thông còn đào thêm hố sau định kiến giữa người bệnh và Bác sĩ. Đồng thời cố tình moi móc các bằng chứng tiêu cực để củng cố cho niềm tin: Bác sĩ làm việc chỉ vì tiền.

Quan điểm Bác sĩ làm việc chỉ vì tiền có đúng không?

Ngành nào cũng đều có những mặt trái của mình khi đồng tiền lên ngôi, ngành Y cũng không tránh khỏi vòng xoáy kim tiền đang cuốn mọi người vào cơn lốc của nó. Không thể phủ nhận những hành vi sai trái của một số cá nhân sâu đã làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín nghề y nhưng “con sâu làm rầu nồi canh” vẫn còn đó rất nhiều người tận tụy cố gắng cứu chữa bệnh cho người dân. Thực tế công việc của các Bác sĩ, nhân viên Y tế luôn đi ngược lại với lợi ích kinh tế, nếu một người hành nghề Y chỉ quan tâm đến tiền sẽ không thể tồn tại mãi trong nghề.

Bác sĩ Minh Phúc công tác tại bệnh viện Y học Cổ truyền Trường Giang phụ trách Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược học buổi tối cho biết: Một khi đã chọn nghề Y họ không xác định rằng mình sẽ kiếm được nhà lầu xe hơi, biệt thự, nếu muốn làm giàu họ đã chọn ngành khác chứ không đi theo ngành bạc bẽo như nghề Y. Bởi thời gian đầu tư cho ngành Y quá dài so với kinh doanh chỉ mất 4 năm để học đại học, còn ngành Y sau khi ra trường còn phải học chuyên khoa, thực hành. Để được khám chữa bệnh ít cũng phải mất 13 năm, nếu so với đầu tư kinh tế rõ ràng ngành Y sẽ không có lời bởi thời gian và vốn bỏ ra quá lâu, quá nhiều.

Có nhiều người cố gắng theo đuổi nghề Bác sĩ ra trường 15 năm chỉ để trả món nợ cho quãng thời gian học tập thời sinh viên. Thậm chí khi đã bước sang tuổi 40 vẫn còn loay hoay với miếng cơm manh áo, không ít người trong số Bác sĩ đang khám chữa bệnh có ý định bỏ nghề nhưng rồi lấy gì để kiếm sống, để lo cho gia đình, cho bố mẹ già? Thực tế các rất nhiều Bác sĩ trẻ ra trường có đời sống khó khăn, trong cái thời buổi nền kinh tế thị trường mọi giá trị nhân văn bị đảo lộn họ không biết còn giữ được tâm mình trong sáng được bao lâu nữa.

Xã hội, dư luận chất lên vai Bác sĩ những sứ mệnh cao cả, nặng nề thậm chí thoải mái cứa lên người họ những vết thương bằng cách tạo áp lực về tinh thần trong công việc.

Bác sĩ Ánh Ngọc từng theo học Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Bác sĩ, nhân viên Y tế phải đối mặt với đời sống khó khăn, áp lực công việc đè nặng, áp lực hai chữ “y đức” trong tâm trí. Không những vậy những rủi ro nguy hiểm trong nghề khiến cán bộ, nhân viên Y tế mệt mỏi và chán nản. Trong khi đó lương Bác sĩ cào  bằng không rõ ràng, dù khám cho 100 hay 10 người thì tiền công vẫn như vậy, chế độ đãi ngộ hầu như không có. Nhiều người đăng kí làm thêm ngoài giờ hoặc làm việc tại các phòng khám tư để có thể ổn định cuộc sống của gia đình, còn phần đông nhân viên  y tế không biết làm gì thêm để có thu nhập vì công việc ở bệnh viện đã chiếm hết thời gian.

Bác sĩ cũng cần có trách nhiệm với gia đình

Xác định theo ngành Y ai cũng biết rằng phải đặt bệnh nhân lên hàng đầu, làm sao để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho người bệnh. Có ai hỏi ngược lại: Bác sĩ không cần quan tâm, có trách nhiệm với gia đình sao? Thực tế Bác sĩ cũng cần chăm lo cho gia đình, con cái, cha mẹ già, cũng cần dành thời gian cho con học, chơi với con nhưng để làm được điều đó vô cùng khó. Bởi  vì khi  có cấp cứu dù đang nuốt dở miếng cơm cũng phải chạy đi xem tình trạng bệnh nhân, họ phải cắt giảm tối đa thời gian sinh hoạt với gia đình. Bên cạnh đó những người hành nghề sẽ phải đối mặt với nguy cơ gia đình tan vỡ bởi vì không có thời gian để quan tâm săn sóc cho người thân. Ngôi nhà chỉ là nơi để ngủ, con cái thiếu thốn tình cảm, luôn phải thất hứa với con vì công việc quá bận rộn.

Nữ điều dưỡng viên Thụy Dương theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho biết: Chỉ có số ít Bác sĩ giỏi chuyên môn mới có được thu nhập cao so với mặt bằng chung còn đa số họ phải sống chật vật,làm thêm ngoài giờ nhiều để kiếm thêm thu nhập cho mình. Vậy nên sẽ không công bằng khi dư luận xã hội, truyền thông đánh nhìn vào thu nhập cao của một số Bác sĩ mà đánh giá thu nhập ngành Y cao hơn ngành khác.

Y đức luôn tỉ lệ nghịch với thu nhập của Bác sĩ, họ cũng cần được đối xử, có chế độ đãi ngộ tốt để không phải chật vật mưu sinh. Bác sĩ cũng xứng đáng được hưởng quyền lợi như nhiều ngành nghề khác có như vậy tệ nạn một số bộ phận nhận tiền, phong bao cũng được triệt tiêu sớm.

Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới