Quy chế tuyển sinh và những giải đáp thắc mắc từ Bộ GD&ĐT

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Theo đó, Bộ GD&ĐT sẽ giải đáp thắc mắc nếu đăng ký nhiều nguyện vọng sẽ dẫn tới lượng thí sinh ảo tăng, cổng thông tin sẽ bị nghẽn mạng. Đặc biệt là vấn đề bỏ quy định điểm sàn mối bận tâm nhất hiện nay, nếu không có chất lượng đào tạo sẽ đi đến đâu.

Tăng nhiều nguyện vọng xét tuyển nỗi lo nghẽn mạng
Tăng nhiều nguyện vọng xét tuyển nỗi lo nghẽn mạng

Thí sinh đăng ký nhiều, lượng ảo tăng, dẫn tới nghẽn mạng

Khi lên tiếng giải đáp cho vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng tạo điều kiện trúng tuyển vào ngành mà mình yêu thích, ở các trường sẽ có những mức độ cạnh tranh khác nhay. Tuy đăng ký nhiều nguyện vọng, nhưng các thí sinh phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên chính và phải hoàn thành trong đợt xét tuyển 1. Thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng duy nhất cao nhất có thể trong danh sách những nguyện vọng đã đăng ký. Những điều này được thực hiện nhờ phần mềm của hệ thống xét tuyển, chạy tự động trên cổng thông tin của Bộ. Do chỉ có 1 nguyện vọng trúng tuyển trong đợt 1 nên sẽ hạn chế được lượng thí sinh ảo.

Tất cả các thông tin tuyển sinh của các trường Đại học sẽ được công bố trên cổng thông tin tuyển sinh mà Bộ đưa ra. Sau khi đã có kết quả thi, thí sinh chỉ được thay đổi nguyện vọng trong thời gian quy định. Do đó cổng thông tin chỉ hỗ trợ cho một số thí sinh có nhu cầu chỉnh nguyện vọng.

Việc công bố kết quả kỳ thi THPT Quốc gia sẽ do các Sở GD&ĐT tiến hành, công việc xét tuyển do các trường Đại học thực hiện. Cổng thông tin tuyển sinh chỉ lưu trữ cơ sở dữ liệu, xét tuyển, chạy phần mềm với nguyện vọng loại bỏ đi thí sinh ảo. Chính vì thế so với năm ngoái 2016, hệ thống sẽ nhẹ hơn nhiều, nên tình trạng nghẽn mạng khó xảy ra.

Các trường sẽ có phương án xét tuyển riêngCác trường sẽ có phương án xét tuyển riêng
Các trường sẽ có phương án xét tuyển riêng

Điểm sàn Đại học sẽ được thống nhất

Điểm sàn trên thực tế đã không còn ý nghĩa khi tiến hành tổ chức thi “3 chung”. Rất nhiều chuyên gia và một số trường Đại học đã đề nghị Bộ loại bỏ phương án điểm sàn ngay từ khi đổi mới phương án tuyển sinh. Nếu như giữ lại điểm sàn sẽ không thể tăng tính tự chủ và việc chịu trách nhiệm của các tường trong vấn đề xác định điểm sàn phù hợp với điều kiện riêng của từng trường, việc đào tạo cũng khó đồng nhất với chính sách chất lượng.

Nhìn vào thực tế có thể thấy trong năm 2015 và 2016 Bộ GD&ĐT chỉ quy định điều kiện cần thiết đó chính là thí sinh phải tốt nghiệp THPT, còn việc tuyển sinh Đại học như thế nào là do các trường quy định đầu vào.Bộ GD&ĐT sẽ thống nhất phương án điểm sàn với các trường tại cuộc họp Hiệu trưởng trong thời gian sắp tới, đê đi đến quyết định chuẩn nhất, phù hợp nhất.

Hoàng Dung – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới