Quy định kiểm tra sức khỏe sinh lý và bệnh xã hội cho nhân viên đường sắt

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Cụ thể trên mục tin tức mới của các trang y tế cũng đã cập nhật thông tin về việc nhân viên các bộ phận của ngành đường sắt cần được kiểm tra sức khỏe cụ thể trước khi lên tàu. Độc giả của trang Y tế Việt Nam cũng rất quan tâm đến vấn đề này.

Nhân viên đường sắt sẽ phải khám sức khoẻ

Nhân viên đường sắt sẽ phải khám sức khoẻ

Nhóm nhân viên đường sắt phải kiểm tra sức khỏe

Theo dự thảo, nhân viên trực tiếp phục vụ đường sắt được chia thành 3 nhóm: Lái tàu, phụ tàu; Trưởng tàu, trực ban chạy tàu ga, điều độ chạy tàu tuyến, điều độ chạy tàu ga, gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe; Nhân viên tuần đường, cầu, hầm, gác hầm, gác đường ngang, cầu chung.

Với các nhân viên này, Bộ Y tế đưa ra tiêu chuẩn sức khỏe gồm 2 tiêu nhóm tiêu chí: Về thể lực và chức năng sinh lý, bệnh tật. Có từng tiêu chí riêng dành cho khám tuyển dụng nhân viên hoặc khám sức khỏe định kỳ.

Về tiêu chuẩn thể lực: Các đối tượng trên đều phải đạt chỉ số tối thiểu về chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, lực bóp tay, lực kéo thân.

Về chức năng sinh lý: Trong mục liên quan đến hệ tiết niệu – sinh dục, nam giới bị tràn dịch màng tinh hoàn, thiếu tinh hoàn hoặc tinh hoàn ẩn, mắc bệnh niệu đạo, dương vật phải can thiệp… được xếp vào không đủ điều kiện cho vị trí lái tàu, phụ lái tàu.

Tương tự với vị trí này ở nữ, sẽ loại các trường hợp bị sa âm đạo, tử cung, biểu hiện viêm cạnh tử cung, viêm mạn tính vòi trứng với các cơ quan bên cạnh điều trị không kết quả, rong kinh, băng kinh, đa kinh, mổ lấy thai, u xơ tử cung chưa mổ hoặc đã mổ, u nang buồng trứng…

Ngoài các tiêu chuẩn định lượng, chỉ số tại mục “ngoại hình” nêu: “Những người tuy đủ tiêu chuẩn sức khỏe nhưng ngoại hình có dị tật, tật ảnh hưởng đến công tác và giao tiếp… cũng không tuyển dụng làm lái tàu, phụ lái tàu, trưởng tàu”.

Nhóm nhân viên đường sắt phải kiểm tra sức khỏe

Nhóm nhân viên đường sắt phải kiểm tra sức khỏe

Thông tư dự thảo của Bộ Y tế sẽ được áp dụng ra sao?

Thông tư này chỉ áp dụng cho các nhân viên được tuyển dụng khi thông tư này được ban hành. Trong trường hợp, người đang lái tàu mà có bệnh tiết niệu, sinh dục bệnh vùng dương vật như sùi mào gà, giang mai thì phải kiểm tra sức khỏe trong mỗi lần khám định kỳ. Nếu có bệnh thì phải cho điều trị ngay. Nếu điều trị khỏi, người sử dụng lao động lại bố trí công việc còn không khỏi thì không thể tiếp tục công việc.

Theo ông Lê Tuấn Đống, Trưởng phòng Phục hồi chức năng, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, thành viên ban soạn thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn về sức khỏe của nhân viên đường sắt cho biết, trong dự thảo này, mục liên quan đến hệ tiết niệu – sinh dục, nam giới bị tràn dịch màng tinh hoàn, thiếu tinh hoàn hoặc tinh hoàn ẩn, mắc bệnh niệu đạo, dương vật phải can thiệp… được xếp vào không đủ điều kiện cho vị trí lái tàu, phụ lái tàu. Do dó, đối với nam sẽ được khám dương vật, tinh hoàn, bộ phận tiết niệu. Nếu mắc những bệnh này không thể tuyển đầu vào để học và lái tàu.

“Lái tàu là nghề đặc biệt hơn các ngành nghề khác, sức khỏe bản thân người lái tàu có ảnh hưởng đến nhiều người. Nếu có bệnh này là không đạt yêu cầu”, ông Đống giải thích.

Nguồn theo Báo Infonet

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới