Rau tiền đạo và cách chăm sóc

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Rau tiền đạo là rau không bám hoàn toàn vào thân tử cung mà bám một phần hay toàn bộ bánh rau vào đoạn dưới tử cung hoặc cổ tử cung gây chảy máu làm ngôi bình chỉnh không tốt.

Rau tiền đạo và cách chăm sóc

Rau tiền đạo và cách chăm sóc

Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều sản phụ sinh con khó khăn hơn bình thường rất nhiều, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng cho cả mẹ lẫn con.

Phân loại rau tiền đạo:

  • Theo giải phẫu:

Loại không phủ lỗ trong cổ tử cung:

+ Rau bám bên (bám cạnh): phần lớn bánh rau bám vào đoạn dưới, nhưng bờ của bánh rau chưa tới lỗ trong cổ tử cung

+ Rau bám mép (bám bờ): Bờ của bánh rau đã tới lỗ trong cổ tử cung, lan toả một phần lỗ trong cổ  tử cung

Loại phủ lỗ trong cổ tử cung:

+ Rau bám bán trung tâm (trung tâm không hoàn toàn): bánh rau che lấp một phần diện lỗ cổ tử cung, khám âm đạo sờ thấy múi rau và màng rau.

+ Rau bám trung tâm hoàn toàn: bánh rau che kín lỗ cổ tử cung, khám âm đạo khi cổ tử cung mở chỉ sờ thấy múi rau, không thấy màng rau.

  • Theo lâm sàng:

+ chảy máu ít

+ chảy máu nhiều

Chưa rõ nguyên nhân của rau tiền đạo nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ gây ra:

Nguyên nhân gây rau tiền đạo:

  • Do nạo phá thai nhiều lần, đẻ nhiều.
  • Ở tử cung có vết sẹo mổ đẻ cũ.
  • Do viêm niêm mạc tử cung nhất là vùng rau bám, vì vậy bánh rau phải trải rộng bám xuống đoạn dưới
  • Gặp ở người chửa sinh đôi, sinh ba.

Triệu chứng của rau tiền đạo:

Toàn thân

  • Thiếu máu, hoặc sốc tuỳ theo số lượng máu mất.

Cơ năng  Ra máu  trong 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén

  • Ra máu đột ngột, không có nguyên nhân, không có cơn co tử cung, máu đỏ loãng lẫn máu cục, lượng máu có thể nhiều hoặc ít.
  • Sau mỗi lần chảy máu, máu tự cầm mặc dù không được điều trị.
  • Chảy máu tái phát tăng dần khi thai càng gần đến ngày chuyển dạ.
  • Lượng máu ra lần sau nhiều hơn lần trước

Chưa rõ nguyên nhân của rau tiền đạo nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ gây ra:

Chưa rõ nguyên nhân của rau tiền đạo nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ gây ra:

Thực thể

  • Sờ nắn: thấy ngôi thai bất thường: ngôi ngang, ngôi ngược, ngôi đầu cao lỏng.
  • Nghe tim thai: ra máu ít thì tim thai còn tốt, ra máu nhiều thì tim thai suy có khi không còn tim thai.
  • Khám âm đạo: cổ tử cung chưa mở qua túi cùng sau hoặc bên sờ thấy ngôi thai qua đoạn dưới dầy như một cái đệm.

Đây là triệu chứng mà thầy thuốc tư vấn khuyên thai phụ nên chú ý.

Xử trí đối với người bị rau tiền đạo:

  • Theo dõi tình trạng chảy máu
  • Tùy tình trạng của thai mà có hướng xử trí khác nhau

Chăm sóc bệnh nhân bị rau tiền đạo:

  • Đếm mạch, đo nhiệt độ, huyết áp, đếm nhịp thở, theo dõi 3h/lần hoặc tùy vào tình trạng mất máu để theo dõi dày hơn.
  • Quan sát da, niêm mạc (nhợt nhạt, tím tái), sắc mặt, môi, ghi phiếu theo dõi, phát hiện thiếu máu, sốc thể tích
  • Xem số lượng máu ra âm đạo (nhiều hay ít), màu sắc (đỏ đậm hay đỏ tươi), thời gian chảy máu bao lâu.
  • Nắn tử cung xem ngôi thai có bất thường không.
  • Đếm nhịp tim thai phát hiện suy thai (theo dõi siêu âm).
  • Hướng dẫn cho sản phụ ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn thứ ăn mềm, dễ tiêu hóa, trừ các chất kích thích và gia vị.
  • Cho sản phụ nằm nghỉ tuyệt đối tại giường, thường xuyên massage nhẹ nhàng vùng chân cho sản phụ để máu lưu thông
  • Làm vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài ngày 3 lần, thay váy áo, khăn vệ sinh vô khuẩn.
  • Thực hiện y lệnh đầy đủ, kịp thời và chính xác.
  • Sản phụ được chăm sóc theo dõi đầy đủ, được điều trị kịp thời và chính xác, mạch, huyết áp ổn định, số lượng máu ra ít, tim thai tốt, nếu thấy mạch, huyết áp bất thường, ra máu nhiều tim thai suy thì phải báo ngay cho bác sĩ biết.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới