Giấc ngủ chiếm tới 1/3 thời gian cuộc đời mỗi người. Khi ngủ cơ thể chúng ta tiết ra các hormone qua trọng để giúp chuyển hóa, tích lũy năng lượng cần thiết cho hoạt động hằng ngày, giúp bộ não sắp xếp lại các thông tin hệ thống hơn. Từ đó bộ não thiết lập và củng cố khả năng ghi nhớ dài hạn cho bộ não. Vì vậy giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với con người chúng ta.
- Những lưu ý dành cho mẹ để chăm sóc cho trẻ trong thời kỳ bú sữa
- Chữa nấm âm đạo bằng bài thuốc từ ngải cứu
- Nấm âm đạo nên và không nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh
Rối loạn giấc ngủ là gì?
Rối loạn giấc ngủ là bệnh khá thường gặp ở nhiều lứa tuổi, giới tính bởi những nguyên nhân khác nhau. Hiện nay chứng rối loạn giấc ngủ ngày càng phổ biến.
Bệnh lý rối loạn giấc ngủ thường biểu hiện dưới 3 hình thái chủ yếu là mất ngủ, ngủ nhiều và rối loạn nhịp thức ngủ.
Chứng mất ngủ
Những người bị chứng này thì việc đi vào giấc ngủ, duy trì giấc ngủ khó khăn, thời gian ngủ ít, chập chờn, không sâu. Chứng mất ngủ chủ yếu ở những người bị căng thẳng, âu, trầm cảm hay những bệnh rối loạn về tâm thần khác. Người được gọi là bị rối loạn giấc ngủ khi chứng mất ngủ xảy ra từ khoảng 3 lần/tuần và trong ít nhất 1 tháng. Tình trạng mất ngủ nếu kéo dài sẽ làm bệnh nhân sợ hãi, lo lắng thậm chí có thể trầm cảm, mất ngủ nhiều hơn.
>>Hãy truy cập chuyên mục Sức khỏe và Làm đẹp để biết thêm những thông tin hữu ích chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé mỗi ngày.
Chứng ngủ nhiều
Chứng ngủ nhiều chia làm 3 loại: ngủ rũ, ngủ nhiều nguyên phát, hổi chứng ngừng thở khi ngủ.
Ngũ rủ là tình trạng thần kinh mạn tính, tức bệnh nhân đi vào giấc ngủ mà không thể cưỡng lại được khi đang hoạt động, nghỉ ngơi.
Ngủ nhiều nguyên phát là tình trạng ban đêm người bệnh ngủ nhiêu, nhưng ban ngày vẫn ngủ gật, buồn ngủ… Ở trạng thái bệnh lý này người bệnh vẫn có thể chống lại các cơn buồn ngủ. Nếu tình trạng ngủ nhiều khoảng 1 tháng trở lên cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến các sinh hoạt hằng ngày.
Hội chứng ngừng thở khi ngủ thưởng biểu hiện ngừng hô hấp khoảng 20-40 giây khi ngủ chứ không phải ngừng thở hoàn toàn trong suốt giấc ngủ. Hội chứng này làm giảm bão hòa oxy, tăng nồng độ carbonic trong máu, làm người bệnh lúc thức, lúc tỉnh trong đêm.
Rối loạn nhịp thức ngủ
Rối loạn nhịp thức ngủ là tình trạng mất nồng độ nhịp thức ngủ của người bệnh. Quá trình của bệnh thường gây nên các thời điểm tỉnh giấc bất thường trong giấc ngủ kèm theo các hành vi tự động, quên, lú lẫn tâm thần. Vì vậy giấc ngủ thường ngắn, không sâu, người bệnh luôn thấy không thỏa mãn với giấc ngủ. Tình trạng bệnh này thường do yếu tố tâm lý, nhưng cũng có thể là bệnh thực thể hay di truyền.
Tình trạng rối loạn giấc ngủ xảy ra phô biến nhất ở phụ nữ mang thai và sau sinh bởi khi mang thai và sau sinh tâm lý người phụ nữ rất nhạy cảm, dễ stress, bị mất ngủ…
Thanh Hiên: ytevietnam.edu.vn