Sai lầm thường thấy trong điều trị và xử trí viêm tai giữa ở trẻ

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Viêm tai giữa là một bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu không được điều trị sớm hiện tượng viêm sẽ nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến thính giác của trẻ.

Những người bị thủng màng nhĩ thường có cảm giác đau nhói ở sâu trong tai

Sai lầm thường thấy trong điều trị và xử trí viêm tai giữa ở trẻ

Bác sĩ Chu Hòa Sơn giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, viêm tai giữa cấp (hay gặp ở trẻ em lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo) là bệnh lý phổ biến nhất của tai, được xếp vào nhóm bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên cấp tính

Viêm tai giữa cấp nếu được chẩn đoán chính xác và điều trị hợp lý thì có thể điều trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên nhiều cha mẹ thấy con viêm tai giữa tự ý mua thuốc điều trị theo mách bảo có thể gây biến chứng điếc do ngộ độc thuốc kháng sinh hoặc không khỏi mà trở thành mạn tính.

Biểu hiện khi trẻ viêm tai giữa

Biểu hiện đặc trưng của viêm tai giữa có thể kể đến như: chảy mủ tai và đau nên trẻ nhũ nhi hay quấy khóc, đưa tay dụi hoặc cấu tai, chán ăn, nôn hoặc tiêu chảy, có thể sốt cao. Khi ấn vào vùng tai hoặc kéo vành tai bệnh nhi đau nhói, trẻ nhỏ khóc thét. Đối với những trẻ lớn còn kêu đau đầu, nghe kém.

Khi tiến hành soi màng nhĩ thấy màng nhĩ đỏ, hoặc căng phồng… Nhưng chảy mủ và đau tai là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán, đặc biệt viêm tai giữa thường xuất hiện sau khi trẻ viêm mũi họng. Khoảng 2/3 số trường hợp viêm tai giữa cấp là do vi khuẩn trong đó hay gặp nhất là phế cầu, đó cũng chính là những vi khuẩn gây viêm phổi, vì thế phải dùng kháng sinh để điều trị ngay.

Tùy từng giai đoạn của bệnh sẽ có hướng điều trị phù hợp

Tùy từng giai đoạn của bệnh sẽ có hướng điều trị phù hợp

Ðiều trị viêm tai giữa thế nào cho đúng?

Bác sĩ Chu Hòa Sơn giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, viêm tai giữa cấp thường được chia làm ba giai đoạn:

  • Giai đoạn sung huyết
  • Giai đoạn ứ mủ
  • Giai đoạn vỡ mủ.
  • Tùy giai đoạn của viêm tai giữa mà việc điều trị sẽ khác nhau:

Tùy giai đoạn của viêm tai giữa mà việc điều trị sẽ khác nhau, viêm tai giữa ở giai đoạn sung huyết chỉ cần điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân, nhóm thuốc được ưa chuộng vẫn là kháng sinh nhóm B lactam, ngoài ra trẻ sẽ được kết hợp với các thuốc chống viêm, chống phù nề, hạ sốt, giảm đau, đồng thời kết hợp với điều trị mũi họng.

Theo những tin tức Y tế mới nhất, nếu viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn ứ mủ thì việc trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ được cân nhắc sử dụng đồng thời với các thuốc điều trị toàn thân khác như trong giai đoạn sung huyết.

Viêm tai giữa giai đoạn ứ mủ thì dịch mủ ứ đọng trong tai giữa sẽ tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ chảy ra ngoài qua ống tai ngoài sẽ khiến màng nhĩ bị thủng, việc điều trị bằng cách làm thuốc tai cho trẻ rất có ý nghĩa. Các thuốc dùng để nhỏ tai trong từng giai đoạn cũng khác nhau: giai đoạn sung huyết chủ yếu dùng thuốc giảm đau như otipax… Giai đoạn ứ mủ phải trích rạch hoặc giai đoạn vỡ mủ dùng nhóm thuốc chữa viêm tai phải an toàn với tai thủng như ciplox tránh sử dụng những thuốc nhỏ tai có chứa kháng sinh nhóm aminosid. Tuy nhiên, việc điều trị phải được thực hiện bởi thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng.

Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới