Sau nhiều ý kiến Bộ GD&ĐT vẫn đang xem xét phương án điểm sàn

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Theo đó, Bộ sẽ tiếp tục tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhằm đưa ra phương án tuyển sinh Đại học tốt nhất trong năm 2017. Bộ sẽ thống nhất ý kiến trong cuộc họp Hiệu trưởng các trường Đại học sắp tới để đưa ra phương án chuẩn nhất.

Phương án điểm sàn vẫn đang được xem xét
Phương án điểm sàn vẫn đang được xem xét

Lý do để Bộ GD&ĐT loại bỏ điểm sàn

Theo lãnh đạo của Bộ GD&ĐT, từ khi bắt đầu thực hiện đổi mới phương án tuyển sinh, nhiều chuyên gia và một số trường Đại học đã đề nghị Bộ không nên đưa ra quy định điểm sàn, bởi điểm sàn không còn có nhiều ý nghĩa nếu tổ chức thi “3 chung” như hiện nay. Việc quy định mức điểm sàn chung sẽ không thể phát huy được quyền tự chủ tính năng động, tự chịu trách nhiệm của các trường trong việc lựa chọn điểm sàn phù hợp với điều kiện của từng trường, từng ngành, đặc biệt việc loại bỏ điểm sàn sẽ giúp đồng bộ với chính sách chất lượng mà trường đưa ra.

Theo thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, nhìn vào tình hình thực tế trong năm 2015 và 2016 Thủ tướng Chính phủ đã quy định về Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân. Cho tới năm nay, quy định điều kiện chỉ cần tốt nghiệp THPT, còn đối với các trường Đại học sẽ tự đưa ra quy định điều kiện đầy đủ nhất để nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển. Thay vì quy định một mức điểm sàn chung các trường sẽ tự quy định ngưỡng điểm đầu vào, dựa vào ngành nghề đào tạo của từng trường.

Cần đảm bảo chất lượng đầu vàoCần đảm bảo chất lượng đầu vào
Cần đảm bảo chất lượng đầu vào

Thay đổi nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng đầu vào

Khi đưa ra quy định loại bỏ điểm sàn Đại học, Bộ cũng biết sẽ có nhiều ý kiến từ dư luận cho rằng liệu việc loại bỏ điểm sàn có khiến chất lượng đào tạo bị giảm đi. Trong vòng 2 năm qua, dựa vào thực tế cho thấy các thí sinh đã có những suy nghĩ chín chắn khi quyết định chọn trường, chọn ngành phù hợp với bản thân. Các trường cũng đã xây dựng được uy tín, chất lượng thế nhưng kinh nghiệm và năng lực quản lý tự chủ giữa các trường còn kém xa nhau. Có một số trường vì chạy theo chỉ tiêu dẫn đến quá trình đào tạo sàng lọc đầu vào vẫn còn bị hổng, chất lượng không được kiểm soát kỹ lưỡng.

Lãnh đạo của Bộ cũng đã nhất quán phương châm lấy chất lượng đào tạo làm mục tiêu, chính vì vậy Bộ GD&ĐT vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, tham vấn ý kiến của chuyên gia, đưa ra các phương án thích hợp theo hướng giao quyền tự chủ cho các trường. Trên thực tế điểm sàn hoàn toàn không có ý nghĩa đối với những trường có uy tín và chất lượng tốt. Do đó Bộ sẽ cân nhắc kỹ và đưa ra quyết định sớm nhất, hướng quyền tự chủ của Đại học giống như các trường Cao đẳng.

Hoàng Dung – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới