Theo thống kê, Việt Nam đứng thứ 49 trong số các quốc gia có bệnh nhân ung thư trên trế giới. Đáng lo ngại hơn, số người nhiễm ung thư ở Việt Nam đang phát triển với xuất độ ngày càng tăng, trở thành vấn đề nan giải với xã hội và ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống con người.
- Phác đồ hóa trị liều thấp có thể ngăn chặn ung thư tái phát
- Người bị ung thư đường tiêu hóa được tầm soát bệnh với chi phí siêu rẻ
- Xét nghiệm máu có thể dự đoán tốt nhất bệnh ung thư phổi

Số người bị ung thư tại Việt Nam ngày càng cao
Tại Hội thảo Phòng chống bệnh ung thư lần 19 (ngày 1/12), các chuyên gia đã chỉ ra các bệnh ung thư chính bao gồm: Ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư gan, ung thư vú…
Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 125.000 ca mắc ung thư mới và 94.000 ca tử vong trên cả nước. Tỷ lệ mắc ung thư tại các thành phố lớn – nơi nhiều khí bụi, ô nhiễm xảy ra cao hơn vùng nông thôn. Tại Tp.HCM, chỉ trong 4 năm (từ 2010 – 2014), số người mắc ung thư đã tăng từ 6.800 lên gần 9000 ca mắc ung thư mới/năm. Riêng Bệnh viện Ung bướu Tp.HCM mỗi năm tăng 10% số bệnh nhân điều trị ung thư.

Cuộc chiến “không cân sức” với ung thư
Việc các nguyên nhân gây bệnh ung thư ngày càng đe dọa cuộc sống con người, trong khi công tác chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư còn hạn chế khiến cuộc chiến với bệnh ung thư ở Việt Nam trở nên không cân sức. Những khó khăn trong công tác điều trị ung thư bao gồm:
- Số người nhiễm ung thư ở Việt Nam liên tục tăng nhanh do các tác nhân gây bệnh luôn rình rập ở bất cứ nơi đâu trong cuộc sống.
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân lực…từ tuyến trên đến tuyến dưới đưa đủ áp ứng với số lượng bệnh nhân.
- Việc mở rộng khoa khám bệnh, phòng khám bệnh vệ tinh…tuy nhiên chưa đạt hiệu quả tối ưu do tâm lý muốn đến bệnh viện lớn của bệnh nhân. Dẫn đến tình trạng “tuyến trên quá tải, tuyến dưới thừa người”.
- Ý thức của người dân về việc phòng tránh ung thư cũng như bảo vệ sức khỏe chưa cao. Đa số người bệnh chỉ đi gặp bác sĩ kiểm tra sức khỏe khi bệnh ở giai đoạn cuối, biểu hiện qua triệu chứng rõ ràng. Còn lại đa số người dân Việt Nam chưa chủ động trong việc đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh có thể xảy ra.

Đâu là nguyên nhân gây ung thư?
Theo thống kê, có đến 90% nguyên nhân gây ung thư xuất phát từ những thói quen có hại cho cơ thể. Các bác sĩ chuyên khoa cũng cảnh báo, 1/3 nguyên nhân ung thư “từ miệng mà vào. Ngoài yếu tố di truyền, ung thư có thể xuất hiện do 6 nguyên nhân chính sau:
Do hút thuốc lá
Hơn 90% bệnh nhân ung thư phổi bắt nguồn từ thuốc lá. Đây cũng là nguyên nhân gây ra 30% trên tổng số 200 các loại bệnh ung thư khác ở người. Ngoài ung thư phổi, hút thuốc lá còn có thể gây ra những bệnh lý khác bao gồm: ung thư thanh quản, ung thư tụy. ung thư thực quản…
Uống nhiều rượu bia
Số người nhiễm ung thư ở Việt Nam do rượu bia ở nam giới cao hơn nữ giới. Rượu bia là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư gan, ung thư miệng, ung thư thanh quản…
Chế độ dinh dưỡng độc hại
Cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày nếu bạn vẫn giữ những thói quen ăn uống sau:
- Thực đơn ăn ít chất xơ, nhiều mỡ động vật.
- Thức ăn chứa chất bảo quản, màu thực phẩm nguồn gốc hóa chất.
- Chất chuyển hóa từ thực phẩm bị nấm mốc lên men.
- Sử dụng quá liều lượng muối nitrat, nitrit trong cá muối. dưa muối, cà muối, thịt hun khói…có thể khiến muối nitrat và nitrit trở thành chất gây ung thư.
- Thói quen ăn uống không khoa học, không hợp vệ sinh như ăn thức ăn khi còn sống, ăn bằng tay, bốc nhón…

Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường và hóa chất động hại trong môi trường như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, chất dioxin… chiếm 2 – 8% nguyên nhân gây ung thư trong số người nhiễm ung thư ở Việt Nam.
Tác nhân virus, vi khuẩn
Ung thư có thể gây ra từ các vi khuẩn, virus nguyên phát như:
- 70% người bệnh ung thư cổ tử cung do virus HPV.
- Virus viêm gan B là nguyên nhân trực tiếp gây ung thư gan.
- Vi khuẩn Helicobacter gây nên bệnh ung thư dạ dày phổ biến ở Việt Nam…
Ít vận động
Thoe khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, 21 – 25 % người bị ung thư vú và ung thư ruột là do ít vận động.
Việc tập luyện thể dục rèn luyện sức khỏe có ý nghĩa rất lớn, không chỉ giúp con người chống lại ung thư mà còn ngăn ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Để giảm thiểu số người mắc ung thư ở Việt Nam, các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn và khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh ung thư nhanh chóng nhất.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn