Sốt xuất huyết, sốt phát ban và sốt siêu vi phân biệt thế nào?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (4 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Muốn phân biệt được ba loại bệnh sốt này, cần phải theo dõi quá trình sốt, cũng như những dấu hiệu đặc biệt để phát hiện ra bệnh kịp thời, đưa ra được những hướng điều trị đúng nhất. Trong trường hợp bệnh tình quá nặng mà vẫn không phân biệt được loại sốt nào, cần phải đưa tới các cơ sở y tế khám bệnh chuyên khoa để được chữa trị kịp thời.

Cần phân biệt được sốt xuất huyết, sốt phát ban và sốt siêu vi
Cần phân biệt được sốt xuất huyết, sốt phát ban và sốt siêu vi

Bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết có hai triệu chứng chính đó là sốt và xuất huyết. Sốt xuất huyết thường sốt cao từ 39 – 40 độ C, biểu hiện sốt thường bị nhầm với sốt siêu vi, còn xuất huyết thường hay nhầm lẫn với sốt phát ban.

Sốt xuất huyết thường kéo dài từ 2 – 7 ngày, bệnh nhân thường khó hạ sốt kể cả khi đã uống thuốc. Người mang bệnh thường đau nhức sau gáy, hai bên thái dương, hốc mắt, ngoài ra những triệu chứng như ho khan, đau họng… cũng bắt đầu xuất hiện. Có một số trường hợp bị xuất huyết dưới da như nôn ra máu, kinh nguyệt tới sớm bất thường, chảy máu cam, chảy máu chân răng…

Sốt xuất huyết thường do virus dengue gây ra thông qua đường muỗi đốt chủ yếu là muỗi vằn, có thể thấy, quanh nốt muỗi đốt xuất hiện vết bầm hoặc nổi ban đỏ.

Bệnh sốt siêu vi

Sốt siêu vi cũng giống với sốt xuất huyết, biểu hiện của sốt siêu vi theo từng cơn, nhiệt độ từ 38 – 39 độ C, có lúc lên tới 40 – 41 độ C. Những người bệnh bị sốt siêu vi thường chảy nước mũi, viêm đường hô hấp, hắt hơi. Những khu vực quanh cổ, mặt, đầu thường có dấu hiệu sưng to, chảy nước mắt và mắt đỏ…

Sốt siêu vi không nguy hiểm, chủ yếu là do những vi trùng, virus tự xâm nhập cơ thể gây ra. Sốt siêu vi sẽ tự hết trong vòng 3 – 7 ngày.

Sốt xuất huyết thường có những dấu hiệu khá giống với sốt siêu vi và sốt phát ban
Sốt xuất huyết thường có những dấu hiệu khá giống với sốt siêu vi và sốt phát ban

Bệnh sốt phát ban

Sốt phát ban có các triệu chứng nổi ban đỏ giống bệnh sốt xuất huyết. Thế nhưng, có thể phân biệt được hai loại sốt này với nhau bằng cách căng da tại nốt phát ban. Nếu như nốt phát ban khi dùng tay kéo căng da tại chỗ có ban đỏ, nốt ban sẽ biến mất thì đó chính là biểu hiện của sốt phát ban. Khi căng da tại những nốt ban đỏ, nốt ban không biến mất, ngược lại xuất hiện những chấm đỏ li ti, chứng tỏ người bệnh đã mắc sốt xuất huyết cần phải tới gặp bác sĩ để đưa ra phương án điều trị.

Sốt phát ban chủ yếu bị nhiễm do virus đường hô hấp, những virus này có thể biểu hiện qua virus gây bệnh rubella, nhóm entervirus, virus sởi, adeno virus… Đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ em có thể bị sốt phát ban rất nhiều lần trong đời.

Hoàng Dung – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới