Sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (4 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Thai nhi trong bụng mẹ 9 tháng lớn như thế nào, cách chăm sóc mẹ bầu để thai nhi phát triển tốt nhất là băn khoăn của rất nhiều người, đặc biệt những người đang và chuẩn bị mang bầu.

Sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ

Sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ

Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi trong suốt 9 tháng mang bầu qua sự phân tích tổng hợp của bác sĩ Bùi Thị Huỳnh – Giảng viên Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur.

Cách tính tuổi thai của trẻ

Em bé được hình thành từ khi thụ thai, 9 tháng mẹ mang bầu chính là thời kỳ bào thai của trẻ, thời kỳ này kéo dài từ 38 – 42 tuần.

Tuổi của thai nhi được tính theo tháng, theo tuần để tiện cho quá trình theo  dõi thai. Tuy nhiên khác với suy nghĩ của nhiều người tuổi thai không được tính từ khi trứng được thụ tinh bởi tinh trùng, mà tuổi thai được tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng – Khi em bé chưa được hình thành. Bởi lẽ việc xác định ngày thụ thai là rất khó nên đây là cách tính được quy ước chung trong y khoa trên toàn thế giới. Ví dụ như tại thời điểm ba mẹ quan hệ xảy ra thụ tinh tạo ra phôi thai thì lúc này em bé đã được tính là khoảng 2 tuần tuổi rồi.

Thời kỳ bào thai này được chia làm 2 giai đoạn là giai đoạn phát triển phôi (3 tháng đầu) và giai đoạn phát triển thai (6 tháng tiếp theo)

Đặc điểm của giai đoạn phát triển phôi – 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ em bé lúc này được gọi là phôi thai, đây là thời kỳ tượng hình và biệt hóa các bộ phận từ phôi nhỏ xíu tạo thành khi thụ tinh. Mỗi bộ phận sẽ được quy định thời gian tượng hình cụ thể, nếu đúng lúc mà không tượng thì mãi về sau không thể tượng hình bù. 100% các bộ phận được tượng hình trong thời gian này, quãng thời gian sau là hoàn thiện dần chức phận.

Do vậy nếu như trong thời gian này mẹ có tiếp xúc với những yếu tố độc hại như: Thuốc độc, thuốc an thần, thuốc kháng sinh, thuốc chống ung thư, tia phóng xạ… hay mẹ bị mắc cúm, sốt virus sẽ gây rối loạn hoặc cản trở sự tạo hình dẫn tới dị dạng, quái thai, sẩy thai.

Theo chuyên gia từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyến cáo trên trang mẹ và bé: Một số bệnh bẩm sinh hình thành trong giai đoạn này kể đến: Tim bẩm sinh (Các dị tật thông liên nhĩ, thông liên thất, tứ chứng Fallot…), sứt môi hở hàm ếch, dị tật đầu nhỏ, não úng thủy…

Đề phòng những vấn đề trong giai đoạn này cần lưu ý: Cặp vợ chồng trẻ nên khám tiền hôn nhân, có kiến thức về mang thai, tiêm phòng trước khi mang thai. Trong quá trình mang thai nên tránh tiếp xúc với các yếu tố độc hại, sử dụng thuốc dưới chỉ định của bác sĩ có chuyên môn, thực hiện sàng lọc trước sinh.

Đặc điểm của giai đoạn phát triển phôi – 3 tháng đầu

Đặc điểm của giai đoạn phát triển phôi – 3 tháng đầu

Giai đoạn phát triển thai – 6 tháng sau

Bắt đầu từ tháng thứ 4, nhau thai được hoàn thiện đảm trách nhiệm vụ là cầu nối giữa mẹ và con, cung cấp năng lượng, oxy và các chất cần thiết để trẻ phát triển trong giai đoạn này. Sự tăng cân của trẻ phụ thuộc vào sự tăng cân của mẹ trong thai kỳ, sự tăng cân hợp lý như sau: 3 tháng đầu tăng 0-2kg, 3 tháng giữa tăng 3-4kg, 3 tháng cuối tăng 5-6kg cả thai kỳ tăng từ 10-12kg là hợp lý.

Trong giai đoạn này trẻ lớn nhanh cả về chiều cao và cân nặng, các cơ quan đã được tượng hình ở giai đoạn trước nay tiếp tục phát triển hoàn thiện, các giác quan như thính giác, xúc giác bắt đầu hoạt động tiếp nhận. Trẻ có phản ứng với các kích thích từ bên ngoài thông qua phản xạ tăng giảm nhịp tim, máy, đạp.

Mối quan hệ mẹ con cũng rõ ràng hơn khi mẹ cảm nhận được vận động của con đặc biệt với những kích thích lặp đi lặp lại như nghe nhạc, hát ru, mẹ hiểu con hơn. Hành vi của con còn bị ảnh hưởng bởi dinh dưỡng, thuốc mẹ sử dụng. Ví dụ: Con thường đạp nhiều hơn khi mẹ đói.

Những bệnh lý về thai thi gặp trong giai đoạn này ngoài những dị tật đã hình thành từ giai đoạn trước, trẻ sẽ dễ bị suy dinh dưỡng bào thai nếu mẹ tăng cân không đủ, nguy cơ nhiễm trùng từ mẹ qua nhau thai, nguy cơ sinh non…

Để đảm bảo sự phát triển thai nhi tốt trong giai đoạn này cần lưu ý: Đảm bảo dinh dưỡng tăng cân đầy đủ, khám thai định kỳ phát hiện bất thường để điều chỉnh. Tránh công việc nặng nhọc, tiếp xúc với yếu tố độc hại. Tâm lý gia đình nên vui vẻ vì buồn phiền, giận dữ của mẹ trong quá tình mang thai ảnh hưởng đến tâm sinh lý sau này của trẻ, tiêm phòng uốn ván đầy đủ, chuẩn bị cho quá trình sinh con sau này.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới