Đau bụng kinh gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của chị em. Cứ mỗi khi đến chị kinh nguyệt nhiều chị em lại bị đau bụng dữ dội, vậy tại sao?
- Làm cách nào để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp?
- Những điều về thuốc tránh thai khẩn cấp mà chị em nên biết?
- 5 kỹ năng cơ bản để trở thành một dược sĩ giỏi
Thế nào là đau bụng kinh?
Đau bụng kinh là hiện tượng đau nhói ở vùng bụng xảy ra khi chị em đến chu kì kinh nguyệt. Nó có thể bắt đầu trước hoặc trong ngày đầu của chu kì kinh nguyệt và có thể kéo dài trong những ngày tiếp theo.
Chị em bị đau bụng trong thời gian này là do prostaglandin sinh ra ở mô tử cung của các chị em đã kích thích cơ tử cung co lại và gây ra hiện tượng đau bụng hoặc kèm theo các triệu chứng như: đau lưng, tức ngực, trướng bụng,…làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của chị em.
Mức độ đau bụng kinh
Mức độ nhẹ:Chị em sẽ thấy xuất hiện những cơn đau thoáng qua, không thường xuyên. Kèm theo đó là các triệu chứng: đau lưng, đau bụng,…
Mức độ trung bình: Xuất hiện các cơn đau âm ỉ, chị em cũng đau bụng, đau lưng, có hiện tượng bị nôn, chân tay lạnh,…sau khi nghỉ ngơi và uống thuốc thì có thể khỏi.
Mức độ nghiêm trọng: là xuất hiện các hiện tượng đau quằn quại, khó chịu với các cơn đau bụng, chị em bị đổ nhiều mồ hôi, người tái nhợt, kèm theo nôn mửa, có thể bị tiêu chảy hoặc ngất xỉu.
Tại sao cứ đến chu lỳ kinh nguyệt lại bị đau bụng
Các bác sĩ đã cho biết đau bụng kinh là hiện tượng bị đau phần bụng dưới, vùng thắt lưng trước và sau những ngàykinh nguyệt. Chị em bị đau như vậy là do:
- Vào ngày kinh nguyệt, tử cung của chị em có bất thường dẫn đến hiện tượng thiếu máu.
- Vị trí tử cung: Nhiều chị em có tử cung bị lùi về phía sau hoặc ngả về phía trước quá nhiều sẽ làm máu khó lưu thông đến tử cung gây ra hiện tượng đau bụng kinh.
- Tử cung bất thường: Có thể tử cung của nhiều chị em không phát triển bình thường, ống tử cung quá hẹp hay bị thiếu oxy nên cũng dẫn đến hiện tượng đau bụng kinh.
- Chị em mắc các bệnh phụ khoa: Nếu chị em bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như: u xơ tử cung, viêm vòi trứng, tắc ống dẫn trứng, ung thư,..thì cũng sẽ bị đau bụng trong kinh nguyệt.
- Tác dụng phụ khi chị em sử dụng thuốc tránh thai hoặc đặt vòng tránh thai không đúng.
- Ngoài ra, đau bụng kinh còn do chị em bị áp lực căng thẳng, làm việc quá sức, suy nghĩ nhiều, hoặc do di truyền từ mẹ. Chị em vận động mạnh, hoặc sử dụng các đồ ăn lạnh trong thời gian kinh nguyệt.
Đau bụng kinh có nhiều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe chị em, đặc biệt có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em sau này. Nên khi bị đau bụng kinh dữ dội chị em nên đến cơ sở Y tế để được các bác sĩ kiểm tra, tìm ra nguyên nhân gây đau bụng kinh và có hướng điều trị cho chị em.
Hiền- Ytevietnam.edu.vn