Tại sao trẻ bị lác mắt, mẹ có biết?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Theo thống kê của viện Mắt Trung ương thì cả nước ta có khoảng 2 – 3 triệu người lác, và hiện tượng lác mắt ở trẻ em ngày càng gia tăng. Nếu trẻ bị lác mắt thì phần lớn sẽ phát triển kèm theo những tật khúc xạ khác. Lắc mắt là một bệnh lý có thể khiến bé mất tự tin và ảnh hưởng đến các chức năng mắt của bé.

Bé có thể bị lác mắt bẩm sinh
Bé có thể bị lác mắt bẩm sinh

Những nguyên nhân gây lác mắt

Hiện tượng lác mắt ở trẻ bẩm sinh do tác động và biến chứng của một số căn bệnh mẹ gặp phải trong giai đoạn thai kỳ, hoặc cũng có thể ở giai đoạn muộn hơn là lúc bé 1 -2 tuổi.

Cũng có thể do hiện tượng mất cân bằng giữa hai mắt, hoặc do các tật khúc xạ ở mắt không được điều trị , khiến mắt không hoạt động nhẹ nhàng khiến chi phối các dây thần kinh và làm các cơ chéo bám vào nhãn cầu, khiến một mắt kia phải điều tiết nhìn nhiều hơn nên bị lé một bên mắt.

Nguyên nhân gây ra tình trạng lác mắt cũng có thể do tình trạng bất thường ở các vùng nhãn cầu.

Nếu bé có các dấu hiệu tổn thương não và tổn thương thần kinh thì lác mắt cũng là một biểu hiện của điều đó.

Nếu bạn không chăm sóc và vệ sinh cho bé đúng cách có thể khiến mát bé bị nhiễm khuẩn và gây nên các chấn thương, các tật ở mắt, hoặc đục thủy tinh thể, cũng khiến tình trạng lác mắt ở trẻ gia tăng.

Một nguyên nhân khác của tình trạng lác mắt ở trẻ là dô yếu tố di truyền từ bố mẹ là rất cao.

Như vậy, tình trạng lác mắt ở trẻ có rất nhiều lí do và bạn cần đưa bé đi khám sớm để có phương pháp điều trị kịp thời.

Lác mắt ở trẻ nếu được điều trị sớm thì sẽ không để lại những biến chứng
Lác mắt ở trẻ nếu được điều trị sớm thì sẽ không để lại những biến chứng

Phương pháp điều trị lác mắt ở trẻ

Với tình trạng lác mắt ở trẻ thì bé điều trị càng sớm càng tốt, vì điều trị càng sớm thì tỷ lệ khỏi của bệnh lý này càng cao. Với những bé được chữa trước 3 tuổi thì tỷ lệ thành công lên đến hơn 90%, nếu trước 6 tuổi là 60%, càng để lâu thì khả năng phục hồi kém và sự hình thành các tật về mắt lại càng cao.

Thường thì khi lác mắt, các Bác sĩ nhãn khoa sẽ băng kín một bên mắt và để bé luyện tập hướng nhìn còn lại.

Hoặc sẽ có những chỉ định cho bé đeo các loại kính đặc biệt để điều chỉnh hưởng nhìn đúng cho bé. Và còn những trường hợp khác thì sẽ kết hợp với việc phẫu thuật để mắt bé trở lại hiện trạng ban đầu.

Hoặc mẹ cũng có thể cho bé chơi các trò chơi mang tính điều hướng và tập trung vào cả 2 mắt cho bé.

Tuy nhiên, mọi phương pháp điều trị đều phải được sự chỉ định các bác sĩ chuyên khoa, bố mẹ không nên tự thực hiện để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển và khôi phục khả năng mắt của trẻ.

Dấu hiệu của lác mắt ở trẻ rất dễ nhận biết, bởi có thể mắt bé sẽ nhìn lệch hẳn về một hướng, hoặc bé sẽ không có phản ứng với ánh sáng và tập trung vào một món đồ chơi nào đó. Nếu bạn thấy những dấu hiệu này thì đưa trẻ đi khám sớm để có phương pháp điều trị sớm mang lại hiệu quả tốt nhất cho bé.

 Đào Trịnh –  ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới