Tăng huyết áp: nguyên nhân, triệu chứng và cách thức phòng ngừa

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Huyết áp là áp lực máu tác động lên các thành động mạch, và được tính bằng đơn vị mmHg( mili mét thuỷ ngân). Huyết áp phụ thuộc vào lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.

Tăng huyết áp: nguyên nhân, triệu chứng và cách thức phòng ngừa

Tăng huyết áp: nguyên nhân, triệu chứng và cách thức phòng ngừa

Huyết áp được thể hiện thông qua 2 chỉ số là:

  • Huyết áp tối đa ( huyết áp tâm thu) là huyết áp khi tim co bóp. Giá trị bình thường từ 90 – 139 mmHg
  • Huyết áp tối thiểu ( huyết áp tâm trương) khi tim ở trạng thái thư giãn. Giá trị bình thường từ 60 – 89 mmHg

Như thế nào là tăng huyết áp?

Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, tăng huyết áp ( huyết áp cao) là khi huyết áp đo được tại phòng khám mà:

HATT ≥ 140 mmHg

Và/ hoặc

HATTr ≥ 90mmHg

Phân độ tăng huyết áp theo mức đo tại phòng khám, liên tục và tại nhà

HA Tâm thu

(HA tối đa)

HA Tâm trương

(HA tối thiểu)

HA Tại Phòng Khám ≥ 140 Và / hoặc ≥ 90
HA liên tục
Trung bình ngày ( hoặc đang thức) ≥ 135 Và / hoặc ≥ 85
Trung bình đêm ( hoặc đang ngủ) ≥ 120 Và / hoặc ≥ 70
Trung bình 24H ≥ 130 Và / hoặc ≥ 80
HA đo tại nhà trung bình ≥ 135 Và / hoặc ≥ 85

Phân độ tăng huyết áp theo mức đo tại phòng khám

HA tâm thu

(HA tối đa)

HA tâm trương

(HA tối thiểu)

Tối ưu < 120 < 80
Bình thường 120 – 129 Và / hoặc 80 – 84
Bình thường cao 130 – 139 Và / hoặc 85 – 89
Tăng HA độ 1 140 – 159 Và / hoặc 90 – 99
Tăng HA độ 2 160 – 179 Và / hoặc 100 – 109
Tăng HA độ 3 ≥ 180 Và / hoặc ≥ 110
Tăng HA đơn độc ≥ 140 < 90

Tiền tăng huyết áp là khi: HATT > 120 – 139 mmHg và HATTr > 80 – 89 mmHg

Đo huyết áp như thế nào là đúng?

  • Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5 – 10 phút trước khi đo huyết áp
  • Không dùng các chất kích thích ( rượu, bia, thuốc lá, caffe…) trong vòng 2 giờ trước khi đo.
  • Có thể đo ở các tư thế ngồi tựa hoặc nằm ngửa thả lỏng để tránh co cứng cơ, tay duỗi thẳng nếp khuỷu ngang với tim, không bắt chéo chân.
  • Đặt vị trí bờ dưới bao đo trên nếp khuỷ tay 1,5 – 2 cm
  • Xác định vị trí của động mạch đâp rõ nhất ở dưới và bên ngoài băng quấn.
  • Tiến hành bơm hơi cho đến khi không còn sờ thấy mạch đập sau đó bơm thêm 30 mmHg rồi xả với tốc độ 2 – 5 mmHg/ nhịp đập.
  • Nên đo huyết áp 2 lần, mỗi lần đo cách nhau ít nhất 1 – 2 phút.
  • Với người có rối loạn nhịp như rung nhĩ thì cần đo thêm vài lần và sử dụng ống nghe để tăng độ chính xác.
  • Nếu chưa đo huyết áp bao giờ thì cần phải đo ở cả 2 cánh tay, bên nào có chỉ số cao hơn sẽ được dùng để theo dõi về sau.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp là gì?

Bác sĩ tư vấn cho biết, đa số bệnh nhân tăng huyết áp là tăng huyết áp nguyên phát ( vô căn) 90 – 95%

Một số các nguyên nhân khác gây tăng huyết áp ( Tăng huyết áp thứ phát chiếm khoảng 5 – 10%):

  • Tim mạch: hở van động mạch chủ, hẹp động mạch thận, hẹp eo động mạch chủ…
  • Thận: bệnh lý cầu thận, suy thận mạn.
  • Nội tiết: cường giáp, suy giáp, cushing…

Những nguyên nhân khác

  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ
  • Do dùng thuốc ( thuốc kháng viêm giảm đau, thuốc chống trầm cảm, steroids, estrogens…)
  • Tăng huyết áp thai nghén, tiền sản giật.

Một số yếu tố nguy cơ làm tăng huyết áp

Yếu tố nguy cơ không thay đổi được:

  • Giới tính: Nam
  • Tuổi: trên 55 ở Nam và trên 65 ở Nữ
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm: dưới 55 tuổi ở Nam và <dưới 65 tuổi ở Nữ

Yếu tố nguy cơ có để điều chỉnh được:

  • Hút thuốc lá
  • Thừa cân, béo phì
  • Ít vận động thể lực
  • Stress
  • Ăn quá nhiều muối
  • Uống nhiều rượu bia

Triệu chứng của tăng huyết áp

Thường thì không có dấu hiệu triệu chứng gì báo hiệu huyết áp tăng → cần định kỳ theo dõi huyết áp.

Các dấu hiệu có thể gặp phải khi huyết áp tăng cao

  • Nhức đầu
  • Chóng mặt
  • Nặng ngực
  • Khó thở
  • Nóng phừng mặt

Những biến chứng thường gặp của tăng huyết áp

Biến chứng tim mạch: phì đại tim, suy tim, xơ vữa mạch

Biến chứng ở não:  xuất huyết não, nhồi máu não…

Tổn thương thận: suy thận ở nhiều mức độ khác nhau.

Mắt: giảm hoặc mất thị lực.

Những biến chứng thường gặp của tăng huyết áp

Những biến chứng thường gặp của tăng huyết áp

Phương pháp điều trị tăng huyết áp

  • Điều chỉnh thay đổi lại lối sống
  • Kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch
  • Khởi trị huyết áp sớm, tích cực để nhanh chóng đạt huyết áp mục tiêu ( trong vòng 1 – 3 tháng kể từ khi phát hiện tăng huyết áp)
  • Tiếp tục duy trì lâu dài phác đồ điều trị khi đã đạt huyết áp mục tiêu.

Các loại nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp

  • Nhóm thuốc ức chế men chuyển.
  • Nhóm thuốc chẹn thủ thể angiotensin 2.
  • Nhóm thuốc chẹn thụ thể Beta.
  • Nhóm thuốc chẹn kênh calci.
  • Nhóm thuốc lợi tiểu.

Lựa chọn và phối hợp các thuốc phụ thuộc vào từng tình trạng và đặc điểm của bệnh nhân.

Phòng ngừa tăng huyết áp

Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, để phòng ngừa tăng huyết áp cần điều chỉnh thực hiện lối sống tốt cho sức khoẻ từ sớm.

  • Lựa chọn chế độ ăn phù hợp: giảm lượng muối ( ăn giảm muối < 5g/ ngày), giảm mỡ và các đồ ăn nhanh.
  • Luyện tập thể lực: tập thể dục 30 phút một ngày với mức độ trung bình 5 – 7 ngày/ tuần.
  • Bỏ thuốc lá
  • Hạn chế uống rượu bia: sử dụng đồ uống có cồn không vượt quá mức cho phép < 14 đơn vị/ tuần ở nam và < 8 đơn vị/ tuần ở nữ.
  • Kiểm soát cân nặng: tăng rau, giảm thịt đỏ, tăng cường các sản phẩm ít chất béo. BMI < 30 ( lý tưởng 20 – 25), vòng eo < 94 ở nam và < 80 ở nữ.
  • Cân bằng cuộc sống tránh căng thẳng.

Thăm khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm những nguy cơ có thể điều chỉnh được.

Nguồn: Ytevietnam.edu.vn

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới