Thai phụ cần làm gì để phát hiện dị tật thai nhi dính liền từ sớm?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Dị tật thai nhi là điều không thai phụ nào mong muốn xảy ra. Thực tế các dị tật thai nhi có thể được phát hiện từ rất sớm, ngay trong tam cá nguyệt thứ nhất. Vậy thai phụ cần làm gì để phát hiện dị tật thai nhi từ sớm?

Từ tuần thai thứ bao nhiêu có thể phát hiện dị tật thai nhi?

Từ tuần thai thứ bao nhiêu có thể phát hiện dị tật thai nhi?

Theo Cô Phạm Phương Lâm – Giảng viên đào tạo Cao đẳng Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, chẩn đoán trước sinh được thực hiện nhằm đảm bảo sức khỏe thai nhi, giúp phát hiện sớm nhất những bất thường để có hướng điều trị, chăm sóc hiệu quả. Nếu trong một số trường hợp cần thiết, thai phụ sẽ được chỉ định đình chỉ thai nhi.

Một số biện pháp chẩn đoán trước sinh bao gồm: Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ, siêu âm, sinh thiết gai rau, xét nghiệm dịch ối, xét nghiệm máu mẹ Double test, triple test, NIPT. …Trong đó, siêu âm là biện pháp hữu hiệu trong chẩn đoán song thai dính nhau. Siêu âm đầu dò âm đạo có thể chẩn đoán số bánh nhau và số buồng ối trong song thai sau tuần thứ 7 thai kỳ. Trong trường hợp song thai 1 bánh nhau và 1 buồng ối, cần khảo sát kỹ xem 2 thai có dính nhau hay không. Khảo sát siêu âm giai đoạn từ 9 – 12 tuần có thể thông tin chính xác về tình trạng bánh nhau, ối và phôi thai sống. Thông tin này quan trọng cho việc quản lý thai kỳ nhằm giảm thiểu những nguy cơ trong đa thai. Vì vậy, siêu âm có thể phát hiện được song thai dính nhau từ sau tuần 9 thai kỳ.

Hiện nay các cặp song sinh dính liền ở nước ta đã từng xảy ra. Điển hình là ca song sinh dính liền Trúc Nhi và Diệu Nhi vừa được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố. Việc siêu âm sớm sẽ phát hiện những nguy cơ, các thai phụ và gia đình có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn để có chế độ chăm sóc đặc biệt.

Cặp đôi song sinh dính liền Trúc Nhi và Diệu Nhi

Thai phụ cần làm gì để phát hiện dị tật thai nhi dính liền từ sớm?

Giảng viên đào tạo Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, sau khi khảo sát kỹ vị trí dính nhau, cơ quan chung, các bộ phận còn lại của 2 thai có bất thường không, tình trạng bánh nhau và dịch ối, các bác sĩ tiên lượng khả năng nuôi sống của 2 thai, khả năng phẫu thuật tách dính sau sinh,…

Thai phụ và gia đình sẽ được tư vấn kỹ về tình trạng của hai bé, kế hoạch chăm sóc và nuôi dưỡng, khả năng phẫu thuật tách dính để mang thai cuộc sống bình thường cho trẻ về sau,…. Trong trường hợp quyết định dưỡng thai, người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi phù hợp, khám thai định kỳ theo hẹn của bác sĩ, thực hiện các xét nghiệm được chỉ định, giữ tinh thần thoải mái, vạch kế hoạch và chuẩn bị chu đáo cho việc nuôi nấng và chăm sóc bé sau sinh.

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyến cáo, chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần chú ý một số điều sau để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sinh con khỏe mạnh:

  • Chị em nên sinh con sớm: Ở tuổi mẹ dưới 35, tốt nhất là 25 – 30 tuổi mang thai thì tỷ lệ dị tật thấp. Ở độ tuổi này tỷ lệ dị tật chỉ chiếm 1% nhưng nếu trên 30, tỷ lệ dị tật đã tăng lên 4%, trên 35 tỷ lệ lại càng tăng cao hơn.
  • Thai phụ nên đi khám thai định kỳ tại các trung tâm sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh hoặc các bệnh viện có chuyên khoa sản để phát hiện dị tật thai, khám thai và quản lý thai nghén đúng quy trình.
  • Không được bỏ qua các mốc quan trọng của thai kỳ. Dị tật không phải đến tuổi thai đó mới có mà phát triển từ rất sớm. Khi phát hiện ở thời điểm nào thì bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định cần thiết. Các mốc quan trọng là 12 tuần (đo độ mờ da gáy đồng thời làm double test), 22 tuần (siêu âm hình thái) và 32 tuần để đánh giá sự phát triển của thai và phát hiện một số bất thường muộn.

Khi phát hiện dị tật dính nhau cũng tùy vào phần dính và tỷ lệ dính mà bác sĩ có lời khuyên cho sản phụ nên giữ hay cân nhắc quyết định đình chỉ thai nghén. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào đặc điểm riêng của các bé như tình trạng sức khỏe, vị trí dính liền; cơ quan nội tạng… Nếu dị tật không phát hiện được sớm sẽ không còn thời gian làm các chỉ định khác và sinh ra đứa trẻ dị tật không chỉ khổ chính đứa trẻ, gia đình mà còn cả xã hội. Vì thế các thai phụ cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Nguồn: Tin tức Y tế Việt Nam – Tổng hợp

 

 

 

 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới