Trong thời kỳ mang thai các xét nghiệm khá quan trọng và bắt buộc đối với thai phụ, bởi nó phát hiện ra những biến chứng bất lợi trong quá trình mang thai và có những biện pháp can thiệp hiệu quả.
- Làm thế nào để đảm bảo sức khỏe cho trẻ những ngày giao mùa
- Để mắt con yêu luôn khỏe mạnh?
- Dấu hiệu nhận biết con mọc răng sớm mà mẹ chưa biết?
Bài viết dưới đây chia sẽ cho thai phụ biết mình nên làm nhưng xét nghiệm nào để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé.
Lần khám thai đầu tiên
Sau khi xác định mình mang thai bạn nên đi khám thái xem được bao nhiêu tuần, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ chậm kinh để tính tuần tuổi của thai và dự đoán ngày sinh của bạn.
Trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để xác định thai nhi hoạt động như thế nào? Nằm ở trong hay ngoài tử cung, dù có vấn đề gì thì thai nhi vẫn còn nhỏ chưa có độ chính xác tuyệt đối nên các mẹ không nên lo lắng.
Siêu âm để đo đội dày vai gáy
Đây là lần khám thứ hai khi thai nhi ở tuần thứ 11 đến 12, đây là lần khám quan trọng nhất mà bạn không nên bỏ lỡ, bởi đây là thời điểm chính xác để xác định độ bất thường của thai nhi. Trong lần khám này, các bác sĩ sẽ siêu âm nhằm đo độ mờ da gáy và xác định xem thai nhi có dấu hiệu bất thường không hay có nguy cơ mắc các bệnh down.
Đừng bỏ qua lần khám này, bởi khi bước sang tuần 13 các chỉ số này sẽ không chính xác, và sự chuẩn đoán không còn giá trị. Trong làn khám này, bác sĩ sẽ bổ sung cho mẹ những thuộc bổ như sắt hoặc các loại vitamin tổng hợp… giúp bà bầu bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết đảm bảo sức khỏe mẹ và bé
Siêu âm 4D
Siêu âm 4D được thực hiện ở tuần thứ 22 đến 24, bởi đau lần siêu âm này các chuyên có thể phát hiện rõ về hình thái thai nhi nếu có các dấu hiệu không bình thương như: sứt môi, dị dạng ở các cơ quan và các điểm bất thường về tim hay hệ xương để có mức độ can thiệt kịp thời. Ngoài ra đây còn là thời điểm thích hợp để đánh giá giới tính của thai nhi trong tuần này.
Xét nghiệm máu
Đây là bước khá quan trọng trong thời kỳ mang thai của bà bầu như các xét nghiệm nhóm máu trong trường hợp cần truyền máu khi sinh nở, phát hiện Rubella, yếu tố Rh Rh- hay Rh+, hàm lượng sắt xem có thiếu máu do thiếu sắt hay không từ đó bác sĩ sẽ cho bạn bổ sung viên sắt, huyết đồ kiểm tra thiếu máu, bệnh thalassaemia.
Quá trình xét nghiệm máu này sẽ được kiểm tra hai lần, lần cuối cùng là ở thời kỳ tuần thứ 36 để xác định khả năng đông máu trước khi sinh.
Sau quá trình xét nghiệm máu, đến tuần thứ 35 đến 36 đây là thởi điểm gần sinh thai phụ sẽ được bác sĩ tiến hành siêu âm và thoe dõi động mạch não, động mạch tử cung và một số xét nghiệm khác để sẵn sàng cho ngày lâm bồn.
Trên đây là một số thông tin cần thiết về xét nghiệm thai nhi mà bà bầu có thể tham khảo, hiểu được sự quan trọng của việc xét nghiệm để tránh được những hậu quả không đáng có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Hà Châu – Ytevietnam.edu.vn