Tuy có nhiều ưu điểm hơn thuốc dạng viên nén nhưng thực sự thuốc sủi có an toàn như chúng ta vẫn nghĩ, liệu trong quá trình sử dụng thuốc có đem lại những tác dụng phụ gì cho người bệnh hay không?
- Những sai lầm phổ biến khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ
- Nghiền thuốc tây để uống mối nguy hiểm tiềm ẩn
- Những loại thuốc bổ sung dinh dưỡng dễ gây tăng cân
Thuốc sủi
Hiện thuốc sủi trên thị trường thuốc Việt Nam được khá nhiều người ưa chuộng, bởi dễ uống, hiệu quả tốt. Cách uống thuốc sủi khá khác so với thuốc viên nén, khi thuốc viên nén uống trực tiếp còn thuốc sủi cần cho vào nước để thuốc tự sủi sau đó mới được sử dụng. Loại thuốc này nghe qua thì khá nhiều ưu điểm nhưng thực tế chúng còn tồn tại khá nhiều hạn chế.
Ưu điểm nổi bật của thuốc dạng sủi
Thuốc có đặc điểm hóa thành dạng lỏng khi cho vào nước nên thuốc viên sủi dễ uống hơn nhiều so với các loại thuốc dạng viên hay dạng nước khác.
Thuốc sủi thường được sử dụng cho trẻ nhỏ, người già vì chúng không quá đắng như thuốc viên thông thường. Ngoài tác dụng chính là chữa bệnh, trong thuốc còn có một số chất không có tác dụng điều trị bệnh, có tên y khoa là tá dược như là chất tạo mùi hương tạo cảm giác khi uống thấy dễ dàng và thoải mái, đặc biệt với trẻ nhỏ còn kích thích trẻ muốn uống thuốc hơn.
Ngoài ra, trong viên sủi còn có chất tạo sủi natri bicacbonat có tính kiềm, khi gặp chất có axít như vitamin C hòa trong nước sẽ sinh ra phản ứng hóa học trở thành muối ăn và bọt khí CO2. Các hoạt chất này cùng với tá dược sẽ thúc đẩy quá trình hấp thu thuốc của cơ thể.
Thuốc sủi được các dược sĩ bệnh viện nhận định là đem đến kết quả chữa bệnh tốt hơn bởi khi thuốc được hòa tan trong nước đi thẳng vào dạ dày nên quá trình hấp thu thuốc viên sủi chắc chắn sẽ nhanh hơn nhiều so với thuốc dạng viên, nên đó là lý do thuốc vì sao thuốc sủi được nhiều người ưa chuộng. Cũng chính vì thuốc được làm loãng trong nước nên có tác dụng trung hòa axít dịch vị gấp 10 lần so với thuốc thông thường. Niêm mạc dạ dày không còn bị kích ứng mạnh mẽ và được bảo vệ tốt hơn.
Thuốc sủi được đánh giá mang nhiều ưu điểm hơn thuốc viên nén
Những nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng thuốc sủi
Trong trường hợp dùng quá nhiều và lạm dụng thuốc sủi để trị bệnh có thể gây ra viêm loét dạ dày, tiêu chảy, sỏi thận do lượng axít tương đối lớn. Đối với những người bị cao huyết áp thuốc viên sủi có thể gây hại với sức khỏe của người bệnh, khi thuốc hòa vào nước sẽ sinh ra muối, làm tăng huyết áp cho những người mắc bệnh này. Không chỉ những người cao huyết áp, người bị suy thận cũng nên tránh xa thuốc sủi.
Thuốc sủi cần được bảo quản nghiêm ngặt hơn, tránh ẩm trong khi đó khí hậu nước ta lại có độ ẩm cao, nếu bảo quản không tốt, viên sủi sẽ hút ẩm và xảy ra các phản ứng hóa học làm cho chất lượng thuốc thay đổi.
Những lưu ý khi dung thuốc sủi
Theo lời khuyên của các thầy thuốc tư vấn, tuy thuốc sủi có nhiều cải tiến hơn thuốc dạng viên nhưng người bệnh cũng cần chú ý trong quá trình sử dụng để thuốc phát huy được hiệu quả tối đa cũng như không ảnh hướng tới sức khỏe người bệnh.
- Thuốc sủi chỉ nên uống với nước lọc, tuyệt đối không dùng cùng nước hoa quả hay nước ngọt để uống. Uống thuốc đúng theo hướng dẫn và chỉ dẫn của bác sĩ. Không tùy tiện sử dụng thuốc theo ý thích.
- Pha thuốc với lượng nước vừa đủ theo quy định trong hướng dẫn sử dụng. Không pha quá nhiều nước làm loãng thuốc, không pha quá ít nước vì sẽ gây hại cho dạ dày.
- Với viên sủi hạ sốt, tránh dùng chung với các thuốc khác có thành phần paracetamol vì sẽ gây quá liều điều trị.
- Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi và những người bị bệnh dạ dày, hen suyễn, suy thận, huyết áp.
Với những hạn chế cùng những lưu ý trên người bệnh cần chú ý trong quá trình sử dụng thuốc để sức khỏe luôn được đảm bảo một cách tối đa.
Nguồn: Văn bằng 2 Cao đẳng Dược