Theo những tin tức Y tế mới nhất, hàng loạt các tờ báo danh tiếng như Reuters, Sydney Morning Herald, Tân Hoa Xã… đã đồng loạt đăng tải kết quả mới trong nghiên cứu vô sinh ở Việt Nam. Với kết quả của nghiên cứu này, phụ nữ vô sinh sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong việc thụ tinh ống nghiệm.
- Có đến 70% người Việt đang bị thiếu hàm lượng magie
- Chuyện lạ Việt Nam: Cả bệnh viện hiến máu giúp bệnh nhân qua cơn nguy kịch
- Chuyên gia khuyến cáo 5 loại thực phẩm cần kiêng kỵ trong ngày đèn đỏ
Thành công vượt bậc trong nghiên cứu thụ tinh ống nghiệm ở Việt Nam
Thành công vượt bậc trong nghiên cứu thụ tinh ống nghiệm ở Việt Nam
Theo những thông tin được đăng tải trên chuyên trang sống trẻ, nhóm bác sĩ chuyên khoa Sản đã nghiên cứu ngẫu nhiên trên 782 phụ nữ vô sinh không do buồng trứng đa nang đang thụ tinh ống nghiệm (TTON). Kết quả cho thấy, việc chuyển phôi đông lạnh mang lại kết quả thành công tương đương như chuyển phôi tươi khi TTON. Nghiên cứu này được coi là một nghiên cứu đột phá trong ngành Y khoa và trong điều trị vô sinh trong nước và ngoài nước. Phương pháp này có thể thay đổi cách thụ tinh nhân tạo, không cấy một lần nhiều phôi như trước đây. Cũng vì thế mà cơ hội có thai gia tăng mà nguy cơ đa thai được giảm tối đa.
Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Cao đẳng Hộ sinh Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, hiện nay trên thế giới có hai cách TTON. Đó là chuyển phôi tươi trực tiếp vào tử cung hoặc lấy trứng ra, đông lạnh phôi, sau đó mới chuyển vào tử cung. Các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam thường ưu tiên chuyển phôi tươi. Số phôi còn dư sẽ được đông lạnh và đề dành để chuyển phôi các lần sau, tạo thêm cơ hội cho người bệnh.
Thụ tinh ống nghiệm mang đến nhiều cơ hội cho các cặp vợ chồng vô sinh
Bác sĩ Chu Hòa Sơn nhận định, ý nghĩa quan trọng nhất của phương pháp này chính là việc nghiên cứu việc đông lạnh phôi để thực hiện TTON không gây ảnh hưởng đến cơ hội thực hiện ước mơ của các cặp vợ chồng mong con. Sau chu kỳ chuyển phôi tươi đầu tiên, bệnh nhân có thể đông lạnh tất cả phôi còn lại và thực hiện chuyển phôi sau đó một cách an toàn và hiệu quả mà không cần tốn quá nhiều thời gian và công sức để thực hiện từ đầu, điều này giúp bệnh nhân hạn chế được chi phí trong quá trình thực hiện thụ tinh ống nghiệm.
Theo Bác sĩ chuyên khoa Hồ Mạnh Tường (Bệnh viện Mỹ Đức, thành viên nhóm nghiên cứu), dự án nghiên cứu này trải qua khoảng bốn năm: gần hai năm để thu thập số liệu, 11 tháng để phân tích số liệu và viết bài và 10 tháng từ lúc gởi bài cho đến khi được đăng trên NEJM. GS Nguyễn Văn Tuấn, ĐH New South Wales, Úc, người giúp đỡ nhóm một số việc trong giai đoạn cuối, vui mừng: “Đây là thành tựu đáng tự hào và cũng là một minh chứng rằng VN có thể làm những nghiên cứu chất lượng rất cao”.
Công nghệ mới này nở ra nhiều cơ hội việc cho các cặp vợ chồng
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng (nguyên GĐ Bệnh viện Từ Dũ) là người đã đưa kỹ thuật này thực hiện thành công ở Việt Nam. Năm 1994, BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng đã tự xin học bổng, thậm chí quyết định bỏ tiền túi ra để đưa đội ngũ nhân viên, bác sĩ của bệnh viện sang Pháp và Singapore để tham quan và học hỏi kỹ thuật cũng như kinh nghiệm từ các nước đã áp dụng thành công thụ tinh trong ống nghiệm. Về mặt pháp lý, bác sĩ Phượng cùng luật sư Phan Trung Hoài đã soạn ra dự thảo quyết định thành lập ngân hàng tinh trùng cho bệnh viện Từ Dũ. Điều này đã mở rộng thêm cơ hội thành công cho những cặp vợ chồng hiếm muộn và khẳng định được vị thể của các Bác sĩ chuyên ngành Sản phụ khoa Việt Nam trong nền Y khoa thế giới.
Nguồn: Ytevietnam.edu.vn