Thị trường Thuốc Việt đang thực sự hấp dẫn với người Ấn

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Mới đây nhất, với những đánh giá nhận định của Hội đồng Xúc tiến xuất khẩu Dược phẩm Ấn Độ nhận định thị trường thuốc Việt Nam còn giá trị đến 3,5 tỷ đô. Một công ty dược lớn của Ấn cũng đã nắm bắt thời cơ này và mở thêm một nhà máy sản xuất dược và hóa dược của Doanh nghiệp Ấn độ và Việt Nam.

Thị trường Thuốc Việt đang thực sự hấp dẫn với người Ấn
Thị trường Thuốc Việt đang thực sự hấp dẫn với người Ấn

Thị trường thuốc Việt đang hấp dẫn nước ngoài

Ấn Độ hiện tại đang là nước xuất khẩu Dược phẩm vào Việt Nam nhiều nhất, các sản phẩm dược của Ấn Độ cũng được đề cập trong hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa khu vực ASEAN và Ấn Độ. Mức thuế ưu đãi từ 0-9% hiện nay đang thúc đẩy hoạt động nhập khẩu dược phẩm từ Ấn Độ vào Việt Nam mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Chia sẻ về những cơ chế chính sách trong quản lý ngành dược phẩm của Việt Nam, bà Hoàng Thanh Mai – Phó phòng Quản lý Thông tin và Quảng cáo, Cục Quản lý Dược Việt Nam, nhấn mạnh: Cơ quan quản lý Việt Nam luôn nỗ lực để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động, trong đó có các công ty Dược phẩm của Ấn Độ.

Đặc biệt, Cục Quản lý Dược đã tích cực phối hợp với nhiều đơn vị trong và ngoài nước để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý như việc đăng ký thuốc, kê khai giá, tiếp nhận hồ sơ đăng ký thông tin…

Song song với đó, Cục Quản lý Dược đang tiếp tục xây dựng và dần hoàn thiện hệ thống các  văn bản pháp quy trong lĩnh vực dược, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế của ngành. Do đó, các doanh nghiệp Dược phẩm của  Ấn Độ khi tham gia vào thị trường dược phẩm Việt Nam cần tìm hiểu, cập nhật các quy định pháp luật mới của Việt Nam để hoạt động hiệu quả hơn.

điều chế dược phẩm tại Việt Nam
Điều chế dược phẩm tại Việt Nam

Theo Cục Quản lý Dược Việt Nam, tại Việt Nam có 7.630 số đăng ký thuốc nước ngoài còn hiệu lực; trong đó có 2.814 số đăng ký thuốc của các công ty Ấn Độ.

Ngoài ra, trong tổng số 718 DN nước ngoài được cấp giấy phép đăng ký hoạt động về thuốc và các sản phẩm thuốc – nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam đang còn hiệu lực, có 200 doanh nghiệp  Ấn Độ. Không chỉ cung cấp vào thị trường dược phẩm Việt Nam các loại thuốc Generics thông thường, nghiệp Ấn Độ còn cung ứng các loại thuốc chuyên khoa đặc trị mà hiện tại Việt Nam chưa sản xuất được.

Bà Vũ Thu Hằng – Phó Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dược Việt Nam trong giai đoạn 2015-2020 dự kiến đạt gần 16%/năm. Đây là cơ hội để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước khai thác thị trường thuốc Việt Nam.

Ấn Độ là một trong những quốc gia có thế mạnh về khoa học, kỹ thuật, công nghệ và công nghiệp dược mỹ phẩm, hoá chất. Vì vậy, sự kết nối giao lưu thương mại Việt Nam-Ấn Độ ngành dược phẩm sẽ góp phần mang lại cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm đối tác, thúc đẩy mối quan hệ thương mại và học hỏi giữa các doanh nghiệp với nhau.

Chất lượng dược phẩm ấn độ vào thị trường Việt Nam đang là dấu hỏi lớn
Chất lượng dược phẩm ấn độ vào thị trường Việt Nam đang là dấu hỏi lớn

Chất lượng dược phẩm ấn độ vào thị trường Việt Nam đang là dấu hỏi lớn

Tuy nhiên, vấn đề lo ngại hiện nay là chất lượng khi mà tỉ lệ thuốc giả và thuốc kém chất lượng nhập từ các công ty của Ấn Độ ngày càng được phất hiện nhiều. Theo Cục quản lú Dược của Bộ Y tế, tính từ ngày 1/1/2011  đến 23/8-2013, Cục này pháy hiện 37 công ty của 10 quốc gia có thuốc vi phạm về chất lượng, trong đó có 25 công ty của Ấn Độ.

Cũng theo công bố của Cục quản lý dược thanh kiểm tra từ ngày 23/8/2013 – 5/3/2014 có 63 công ty thuốc vi phạm chất lượng trong đó có đến 44 công ty của Ấn Độ. Theo bà Roja Rani cho biết sắp tới Ấn Độ sẽ của đoàng kĩ thuật để đến mục đích sở thị các nhà máy tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao lại để tình trạng thuốc kém chất lượng như vậy. Và Ấn Độ sẽ cố gắng cải thiện tình trạng này.

Lam Hạ: Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới