Tại Hội nghị tăng cường quản lý chất lượng bệnh viện tại TP HCM ngày 12-13/9 vừa qua, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết bệnh viện Việt Nam thường chọn bác sĩ giỏi chuyên môn để đưa lên vị trí quản lý.
- Bệnh viện vệ tinh: Cơ hội cho người nghèo
- Nghĩa tình Thầy thuốc áo lính với đồng bào dân tộc
-
Quy đinh về thời gian tập sự cấp chứng chỉ hành nghề Y – Dược của Bộ Y tế
Giám đốc bệnh viện có nhất thiết phải tiến sĩ?
Trong bối cảnh các bệnh viện công lập sẽ tiến tới hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, nếu giám đốc chỉ giỏi về thực hành lâm sàng mà không hiểu về báo cáo tài chính, xử lý rác thải, đấu thầu quy hoạch, quan hệ xã hội… thì sẽ khó đảm đương tốt cương vị quản lý.
Trên thực tế, ở Việt Nam có rất nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, tức là những người rất giỏi về chuyên môn nhưng lại không làm chuyên môn mà chuyển sang lĩnh vực quản lý – một lĩnh vực mà họ không hề giỏi, không có kinh nghiệm và cũng không thật sự tâm huyết.
Xét riêng trong lĩnh vực y tế thì việc làm chéo này khiến cho khía cạnh chuyên môn thiếu đi những người tài để giảng dạy, nghiên cứu và điều trị. Còn ở các bệnh viện có quá nhiều người làm công việc quản lý nhưng lại không giỏi về quản lý. Điều này dẫn đến việc điều hành hoạt động của bệnh viện gặp nhiều khó khăn, từ đó tạo nhiều lỗ hổng trong quản lý, việc sử dụng nhân viên ở các vị trí có nhiều bất cập mang tính hình thức và cảm tính.
Trong khi đó ở các nước châu Âu, điển hình như Pháp, các thầy thuốc giỏi chuyên môn, các giáo sư cũng chỉ giữ tới chức vụ trưởng khoa điều trị. Chức vụ giám đốc bệnh viện là dành cho những người chuyên về quản lý vì họ được đào tạo từ những trường quản lý y tế và không cần phải là bác sĩ.
Đã đến lúc chúng ta cần phải thay đổi quan điểm nhìn nhận và lựa chọn lựa về một người giám đốc ở một cơ quan y tế, trong đó, hạt nhân là bệnh viện. Chọn người quản lý giỏi và có chuyên môn tốt hơn là chọn người giỏi chuyên môn mà yếu kém về quản lý.