Tiểu sử danh y của dân tộc Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Nền Đông y Việt Nam nổi tiếng có nhiều danh y nổi tiếng, trong đó có những bậc thầy y học không thể bỏ qua như Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Tiểu sử danh y của dân tộc Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Tiểu sử danh y của dân tộc Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác 

Tiểu sử Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác ( 1720 – 1791); Hiệu Hải Thượng Lãn Ông: Hải Thượng là 2 chữ viết tắt của quê hương ( Hải là Hải Dương, Thượng là phủ Thượng Hồng. Lãn Ông nghĩa là ” ông lười ” là không màng đến danh lợi; sinh ra tại thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương trong một gia đình có truyền thống hiếu học: Ông nội, các chú các bác đều đỗ Tiến sĩ và làm quan trong triều.Thân sinh của ông từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông. Ông là người con thứ 7 nên còn được gọi với tên là cậu Chiêu Bảy. Trong giới Y học cổ truyền, Lê Hữu Trác được ca ngợi là một trong những hào kiệt nổi tiếng tinh thông y học, văn học, là một Danh nhân Việt Nam được nhiều người quý trọng.

Đến năm 1970, ông bắt đầu nghiên cứu võ nghệ và đeo gươm đi tòng quân sau vài năm nghiên cứu. Nhưng không như những gì ông mong đợi, xã hội thối nát và chiến tranh chỉ mang lại đau thương nên ông đã viện lý do người anh ở Hương Sơn, Hà Tĩnh mất (năm 1946), mất ông xin ra khỏi quân đội về quê chăm mẹ và cháu để theo đuổi con đường mới.

Con đường theo đuổi nghề thuốc

Giã từ quân ngũ trở về với cuộc sống đời thực nhưng do phải làm quá nhiều việc cộng thêm tính cần cù, chăm chỉ đèn sách không nghỉ ngơi mà ông đã lâm bệnh nặng và chữa nhiều năm không khỏi. Nhưng may mắn thay về sau ông gặp được lương y Trần Độc tại Nghệ An, là người nổi tiếng am hiểu y học đã nhiệt tình chữa khỏi cho ông.

Theo một số tài liệu tại Thư viện Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, trong quá trình nghỉ ngơi điều trị bệnh, thời gian rảnh rỗi ông thường lấy sách ” Phùng thị cẩm nang “ đọc và chăm chỉ học hỏi về thuốc. Thấy Lê Hữu Trác yêu thích y học lại ham mê đọc sách nên Lương y Trần Độc đã truyền hết những kiến thức về y học truyền cho ông. Nhận thấy nghề thuốc không chỉ chữa trị cho mình mà còn có thể

Chân dung danh y của dân tộc Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Chân dung danh y của dân tộc Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Nhận ra nghề thầy thuốc không chỉ chữa trị cho mình còn giúp đỡ mọi người nên ông quyết chí học nghề thuốc. Sau nhiều năm miệt mài đèn sách, tìm hiểu, ông đã nghiên cứu sâu về trung y qua nhiều sách như: Nam kinh, Nội kinh,  Thương Hàn … kết hợp với nền y học cổ truyền dân tộc đã đúc kết và viết nên bộ “Y tông tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y lý, Y thuật, Dược, Di dưỡng. Đặc biệt phần quan trọng của bộ sách còn phản ảnh sự nghiệp văn học và tư tưởng của Hải Thượng Lãn ông.

Sự nghiệp vang dội một thời ở cuối đời

Theo tìm hiểu của những sinh viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược có đam mê với Y học Cổ truyền cho biết, ông qua đời năm 1791 và hưởng thọ 71 tuổi. Sau chặng đường dài, ông đã để lại cho đời tài sản quý báu được đánh giá là công trình y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam với tác phẩm Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền và các cuốn Thượng kinh ký sự, Lĩnh Nam bản thảo không chỉ có giá trị về y học mà còn có giá trị văn học, lịch sử, triết học. Với những cống hiến to lớn cho nền Y học nước nhà, Lê Hữu Trác được vinh danh là đại danh y của nên y học Việt Nam.

Việt Nam tự hào khi ở thời kỳ loạn lạc vẫn có thể sản sinh ra một hào kiệt – Đại Y tôn Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác để ngày nay nhân dân Việt Nam và các thầy thuốc Việt Nam, noi gương, học tập và tôn thờ.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới