Tìm hiểu công dụng trị bệnh của cà gai leo trong điều trị bệnh gan

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Cà gai leo được chứng minh là có công dụng chữa viêm gan đặc biệt là viêm gan B mạn tính thể hoạt động, tuy nhiên để sử dụng hiệu quả cần hiểu dược tính của cà gai leo.

Tìm hiểu công dụng trị bệnh của cà gai leo trong điều trị bệnh gan

Tìm hiểu công dụng trị bệnh của cà gai leo trong điều trị bệnh gan

Y học hiện đại nói gì về cây cà gai leo?

Bác sĩ chuyên khoa Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Pasteur Hà Nội chia sẻ, cà gai leo còn có tên gọi khác như: cà vạnh, cà cườm, cà quánh, cà quýnh, cà gai dây, cà lù. Tên khoa học Solanum hainanense hoặc Solanum procumbens Lour., thuộc họ Cà (Solanaceae). Bộ phận dùng là rễ (thích gia căn), dây (thích gia đằng). Rễ, cành lá và cả quả, thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô. Có khi dùng tươi.

Còn theo phân tích của các Dược sĩ Đại học, thành phần hóa học chính có trong à gai leo là alcaloid, tinh bột, flavonoid. Alcaloid dùng trị phong thấp, sâu răng, đau nhức các đầu gân xương, cảm cúm, ho, ho gà, dị ứng. Còn dùng trị rắn độc cắn, giải độc rượu, bia, chống say tàu xe. Hiện nay cà gai leo đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng điều trị viêm gan do virus, xơ gan và hỗ trợ điều trị ung thư gan. Ngày dùng 16 – 20g dưới dạng thuốc sắc.

Theo những tin tức Y Dược mới nhất, cà gai leo cho kết quả rất tốt làm thuốc chữa viêm gan đặc biệt là viêm gan b mạn tính thể hoạt động, trong khi thuốc tây chữa bệnh này thường quá đắt và có nhiều tác dụng phụ. Cà gai leo còn có công dụng giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, nước tiểu vàng, da niêm mạc vàng… Cà gai leo đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng điều trị viêm gan do virút, xơ gan và hỗ trợ trị ung thư gan

cà gai leo còn có tên gọi khác như: cà vạnh, cà cườm, cà quánh, cà quýnh

Cà gai leo còn có tên gọi khác như: cà vạnh, cà cườm, cà quánh, cà quýnh

Đông Y dùng cà gai leo trị bệnh cho trẻ như thế nào?

Y học cổ truyền cho rằng, cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, hơi có độc, có tác dụng tán phong thấp, đau lưng, nhức xương, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu, trị rắn cắn, viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ.  Các bài thuốc từ cà gai leo:

Chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống tế bào gây ung thư: cà gai leo (thân, rễ, lá) 30g, cây dừa cạn 10g, cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu) 10g. Tất cả sao vàng, sắc uống hàng ngày một thang.

Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi: Cà gai leo 10g, dây gấm 10g, thổ phục linh 10g, kê huyết đằng 10g, lá lốt 10g. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang.Liên tục từ 10 – 30 thang.

Chữa chứng ho gà, suyễn: Cà gai leo 10g, thiên môn 10g, mạch môn 10g. Sắc ngày 1 thang chia 3.

Bài thuốc dùng trị cảm cúm, bệnh dị ứng, ho gà, đau lưng, đau nhức xương, thấp khớp, rắn cắn: Liều dùng 16 – 20g rễ hoặc thân lá cà gai leo sắc uống hàng ngày.

Làm giải rượu: Theo kinh nghiệm, cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. 100g cà gai leo khô sắc với 400ml nước còn 150ml, uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm. Hoặc 50g cà gai leo khô hãm với nước sôi, cho người say rượu uống thay nước. Dùng đến khi tỉnh rượu.

Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan (viêm gan B, xơ gan…): 35g rễ hoặc thân lá cà gai leo, sắc với 1 lít nước, còn 300ml chia uống 3 lần trong ngày, giúp hạ men gan, và giải độc gan rất tốt.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới