Dậy thì sớm gây ra những ảnh hưởng không đáng có tới sự phát triển của cơ thể và sức khoẻ của trẻ. Tuổi dậy thì sớm là tuổi dậy thì bắt đầu trước 8 tuổi (đối với bé gái) và trước 9 tuổi (đối với bé trai).
- Biện pháp Đông Y điều trị tắc tia sữa ngay tại nhà nhanh chóng, hiệu quả
- Chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ 12 thực phẩm mà phụ nữ sau sinh nên sử dụng
- Điều dưỡng viên hướng dẫn 6 bước rửa tay phòng ngừa cúm cho trẻ
Tìm hiểu nguyên nhân gây dậy thì sớm ở trẻ nhỏ
Tìm hiểu nguyên nhân gây dậy thì sớm ở trẻ nhỏ
Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, Tuổi dậy thì thường bắt đầu ở độ tuổi từ 9 và 14 đối với các bé trai và 8 và 12 đối với trẻ em gái. Tuổi dậy thì sớm là tuổi dậy thì bắt đầu trước 8 tuổi (đối với bé gái) và trước 9 tuổi (đối với bé trai). Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, sẽ có 3 yếu tố quan trọng cùng xuất hiện khi trẻ dậy thì đó là:
- Sự trưởng thành của hệ thống hormone tuyến yên, hormone dưới đồi, hormone sinh dục…
- Biểu hiện của các đặc điểm sinh dục thứ phát như tuyến vú, ria mép, lông mu, thay đổi giọng nói, môi bé âm đạo, thay đổi môi lớn,…
- Sự phát triển nhanh và hoàn thiện hệ thống vận động (cơ).
Đối với những trẻ dậy thì sớm thì các yếu tố này không diễn ra đồng thời, có yếu tố đến muộn hơn có yếu tố đến sớm hơn, điều này sẽ gây ra các vấn đề trong sự phát triển của cơ thể, cũng chính là tác hại của dậy thì sớm.
Dậy thì sớm chia làm 2 loại là dậy thì sớm trung ương và ngoại vi.
- Dậy thì sớm trung ương: là do nồng độ GnRH tăng cao từ sự hoạt động quá sớm của trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục. Trong một số trường hợp trẻ mắc bệnh như viêm não hay viêm màng não, khối u trong não hoặc tuỷ sống, Bức xạ vào não hay cột sống, suy giáp (tuyến giáp không sản xuất đủ hormon), Sự tắc nghẽn gây thiếu máu cục bộ não,…những căn bệnh này cũng có thể gây dậy thì sớm trung ương. Dậy thì sớm trung ương còn có thể xuất hiện khi trẻ mắc một số bệnh lý bẩm sinh của hệ thần kinh trung ương như các kytse màng nhện, loạn sản vách-thị, harmatome, não úng thuỷ,… một nhóm các bệnh lý gây nên rối loạn di truyền liên quan đến sản xuất nội tiết tố bất thường của tuyến thượng thận.
- Dậy thì sớm ngoại vi: ít phổ biến hơn so với dậy thì sớm trung ương. Hormon steroids sinh dục tăng cao các do bệnh lý tuyến sinh dục (buồng trứng, tinh hoàn) hay thượng thận,… gây dậy thì sớm. Hội chứng McCune-Albright, khối u ở tuyến thượng thận hoặc trong tuyến yên tiết ra estrogen hoặc là testosteron, tiếp xúc với các nguồn bên ngoài của estrogen hay testosteron, chẳng hạn như các loại kem hoặc thuốc mỡ,…cũng đều là một trong những nguyên nhân gây dậy thì sớm ở cả bé trai và bé gái. Vì vậy, nếu nghi ngờ trẻ dậy thì sớm, cần đến khám Bác sĩ chuyên khoa nội tiết nhi khoa.
Dậy thì sớm trung ương: là do nồng độ GnRH tăng cao
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ dậy thì sớm?
Bác sĩ Chu Hòa Sơn giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, để chẩn đoán xác định được trẻ có mắc chứng dậy thì sớm hay không thì cần được thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng, Xquang bàn tay và cổ tay để phát hiện xem các xương đang phát triển quá nhanh hay không, Chụp cộng hưởng từ (MRI) cho trẻ em có dậy thì sớm trung tâm để xem có bất kỳ bất thường của não gây ra sự bắt đầu vào đầu của tuổi dậy thì, xét nghiệm máu sau tiêm St-RH hormon…
Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, tăng độ nhạy để táo bón, trì trệ, cảm lạnh, giảm hiệu suất hoạt động trường học hoặc khô da nhợt nhạt,…thì cần được kiểm tra chức năng tuyến giáp, có thể làm siêu âm vùng chậu để kiểm tra u nang buồng trứng…Các trường hợp dậy thì sớm cần điều trị thì phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của thầy thuốc cũng như sự tư vấn dùng thuốc của các Dược sĩ.
Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn