Gãy xương đòn là một trong những chấn thương ngoại khoa nguy hiểm, bởi nếu không được xử trí kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm cho cơ thể và sức khỏe con người.
- Benladon: Đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và công dụng
- Nguyên nhân và triệu chứng của khó tiêu
- Học chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Hộ sinh cuối tuần tại Hà Nội
Hình chụp X-quang gãy xương đòn
Gãy xương đòn là gì?
Gãy xương đòn là tình trạng xương đòn trong cơ thể mất đi tính liền mạch. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết đây là một chấn thương khá phổ biến trong những tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động. Gãy xương đòn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân nếu không được xử trí kịp thời.
Nguyên nhân gây gãy xương đòn
Xương đòn là một xương trong hệ xương của cơ thể nằm trong khoang lồng ngực và phía bên trên xương sườn. Xương đòn bị gãy thường là do cơ thể bị ngã, bị tai nạn giao thông đập vai xuống đất. Những tai nạn lao động do bị trực tiếp một lực mạnh đập vào xương đòn cũng có thể làm gãy xương. Thường sẽ có một bên xương chắc hơn bên bên còn lại do cơ thể mỗi người sẽ thuận một bên tay khác nhau. Và bên xương yếu hơn sẽ dễ gãy hơn. Đối với trường hợp trẻ sơ sinh cũng có thể bị gãy xương đòn do trong quá trình sinh nở, trẻ đi qua ngã ba âm đạo của người mẹ có khung chậu hẹp. Tuy nhiên đối với trường hợp gãy xương đòn này thì thường rất hiếm gặp.
Những người có nguy cơ gãy xương đòn phải kể đến là những người làm công việc nặng nhọc, người chơi tập luyện thể dục thể thao những môn đối kháng như bóng đá, bóng chuyền,…có nguy cơ va chạm mạnh hoặc vận động viên đạp xe đạp, trượt ván,…
Triệu chứng lâm sàng của gãy xương đòn
Đối với người bệnh gãy xương đòn thường có những biểu hiện thông thường của gãy xương đồng thời kèm theo một vài triệu chứng đặc biệt. Sau khi bị tai nạn, ngã xe hoặc có vật đạp mạnh vào vùng xương đòn thì bệnh nhân sẽ có những biểu hiện được các giảng viên lớp Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM tổng hợp lại như sau:
- Đau chói vùng xương đòn bị gãy, vùng xương bị gãy có thể bị sưng lên và có những xuất huyết dưới da, vùng da tại chỗ xương gãy bầm tím lại.
- Bệnh nhân có thể nghe thấy tiếng rắc khi xương bị gãy tuy nhiên thường bệnh nhân sẽ không nghe thấy tiếng xương gãy nhưng sẽ cảm nhận được sự gãy xương. Tiếng động phát ra sẽ rõ hơn khi người bệnh cố gắng cử động vai hoặc cánh tay.
- Vùng xương bị gãy nếu vết gãy không di chuyển thì không thấy có sự biến dạng tại vùng gãy, nếu vết gãy bị di lệch hai đầu thì sẽ nhận thấy được sự biến dạng cơ thể. Vùng xương đòn bên gãy có thể chồi lên trên bề mặt da hoặc lõm xuống do một đầu xương thụt vào phía bên trong.
- Vai bên xương gãy bị sụp xuống hoặc chùng xuống về phía trước hay phía bên dưới.
- Đối với trường hợp trẻ sơ sinh bị gãy thì trẻ không thể cử động được cánh tay bên bị gãy.
Trong trường hợp gãy kín không nhận thấy được vết gãy bằng mắt thường hoặc sau chấn thương xương chỉ bị nứt thì khó phát hiện. Nếu có biểu hiện sưng, đau một bên xương đòn, tê cánh tay một bên hoặc biến dạng xương vai 1 bên thì cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác.
Gãy xương đòn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Trong trường hợp xương gãy đầu di lệch có khả năng đầu xương đâm vào đỉnh phổi gây nên tình trạng tràn khí màng phổi bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu như suy hô hấp, khó thở và mệt mỏi.
Gãy xương đòn cần được xử trí cố định xương đòn để không ảnh hưởng đến hoạt động của một bên cánh tay. Để có những chẩn đoán và điều trị chính xác nhất sau khi bị tai nạn cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ tư vấn kỹ nhất.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn