Tắc ruột xuất hiện khi lòng ruột bị ứ tắc không có sự lưu thông, tắc ruột nếu không được điều trị sớm sẽ gây hoại tử ruột, thậm chí là nhiễm trùng máu ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
- Ung thư lưỡi có dễ mắc hay không?
- Bác sĩ hướng dẫn cách xử lý khi nghi ngờ bị ngộ độc thủy ngân
- Nguyên nhân và cách điều trị viêm đại tràng mãn tính
Tìm hiểu tổng quan nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết hội chứng tắc ruột
Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Pasteur Hà Nội chia sẻ, tắc ruột chính là một trong những thuật ngữ y khoa chỉ sự lưu động trong lòng ruột bị suy giảm hoặc mất hẳn, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tắc ruột nhưng thường gặp nhất chính là tắc ruột sau mổ. Nếu không được điều trị sớm tắc ruột có thể gây nên tình trạng thủng ruột, hoại tử ruột, làm bệnh nhân có nguy cơ mắc nhiễm trùng huyết, chính vì thế khi phát hiện bị tắc ruột bệnh nhân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị.
Dấu hiệu thường gặp trong tắc ruột
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, dấu hiệu nhận biết chứng tắc ruột thường không rõ ràng dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hóa, một số dấu hiệu cảnh báo tắc ruột mà bệnh nhân có thể thấy bao gồm: đau quặn bụng, chướng bụng, chán ăn, táo bón, không thể trung tiện, nôn, buồn nôn,…ở giai đoạn nặng bệnh nhân có thể nôn ra dịch gan, dịch mật,…
Nguyên nhân gây tắc ruột tương đối đa dạng nhưng thường gặp chính là tắc ruột sau phẫu thuật ổ bụng, phẫu thuật khớp hoặc cột sống, sau khi bệnh nhân chấn thương vùng bụng, bệnh nhân nhiễm trùng máu,…Dược sĩ Đại học cũng cho biết thêm, một số thuốc có công dụng làm giảm đi nhu động ruột cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng tắc ruột bao gồm: morphine, oxycodone, hydromorphone (Dilaudid®), amitriptylin, imipramin,…
Khi lòng ruột xuất hiện những khối u gây cản trở sự lưu thông trong lòng ruột cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ cao mắc chứng tắc ruột. Chứng bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi chính vì thế khi thấy những dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị sớm tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra.
Bệnh nhân mắc tắc ruột dấu hiệu ban đầu nhận thấy chính là táo bón
Phòng và điều trị tắc ruột như thế nào cho hiệu quả?
Theo những tin tức y tế mới nhất, tùy thuộc vào mức độ cũng như nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tắc ruột phù hợp, đối với những bệnh nhân mắc bệnh ở thể nhẹ bệnh nhân sẽ cần hạn chế ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ vì chúng làm tăng kích thước khối tắc trong lòng ruột. ăn ít chất xơ giúp cho khối tắc nhỏ đi, giúp chúng dễ dàng di chuyển ra ngoai.
Khi bệnh nhân không đáp ứng với tình trạng trên thì phẫu thuật được xem là điều vô cùng cần thiết, bác sĩ sẽ phẫu thuật lấy đi khối tắc hoặc thậm chí lấy bỏ đi đoạn ruột bị hoại tử. Đồng thời bệnh nhân cũng cần ngưng sử dụng những thuốc làm giảm đi khả năng nhu động ruột và tăng cường sử dụng những thuốc làm tăng nhu động ruột theo chỉ định của các bác sĩ và Dược sĩ Đại học.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể được làm hậu môn nhân tạo giúp cho phân được ra ngoài, hậu môn nhân tạo rất dễ nhiễm trùng chính vì thế bệnh nhân cần vệ sinh chúng thường xuyên. Đồng thời bệnh nhân sẽ được đặt một ống thông ở mũi giúp làm giảm đi tình trạng áp lực ở bụng đồng thời giúp dẫn các chất lỏng ở bụng ra ngoài. Bệnh nhân được tăng cường bổ sung nước và các chất điện giải để tránh rối loạn điện giải.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh tắc ruột và có biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn