Mùa hè do thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, đây cũng là thời điểm phát sinh nhiều loại dịch bệnh, trong đó là bệnh tiêu chảy ở trẻ. Vì vậy cần có những biện pháp để phòng chống dịch bệnh lây lan. Ở trẻ dưới 3 tuổi thì trung bình mỗi năm sẽ mắc 1 – 3 đợt bệnh tiêu chảy. Theo tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có khoảng 1,5 tỷ lượt trẻ em bị tiêu chảy, trong đó có từ 1,5 – 2,5 triệu trường hợp tử vong. Phần lớn trẻ tử vong do tiêu chảy gặp dưới 2 tuổi và sống tại những nước đang phát triển.
- Hướng dẫn sử dụng thuốc Smecta giúp điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ
- Bật mí 5 loại thảo dược chữa bệnh tiêu chảy không cần dùng thuốc
- Bệnh tiêu chảy – Nỗi ám ảnh kinh hoàng của nhiều người
Cảnh báo những nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy
Trẻ bị tiêu chảy có thể do nhiều lý do, nhưng thường gặp nhất là do đường ruột trẻ bị nhiễm chung do virut, vi trùng hoặc ký sinh trùng. Ngoài ra, bệnh tiêu chảy ở trẻ có thể do dị ứng với thức ăn, bất dung nạp thức ăn, chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi, sử dụng kháng sinh kéo dài,…Ngoài ra cũng có thể do bố mẹ chưa tạo cho bé thói quen rửa tay trước và sau khi ăn, rửa tay sau khi đi vệ sinh.
Triệu chứng tiêu chảy ở trẻ nhỏ
- Trẻ đau bụng
- Đi đại tiện nhiều lần
- Sốt cao, vã mồ hôi
- Khát nước
Sự nguy hiểm của bệnh tiêu chảy ở trẻ em
Bệnh tiêu chảy ở trẻ gồm tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài và hội chứng lỵ, trong đó phần lớn trẻ em bị bệnh tiêu chảy là mắc tiêu chảy cấp.
Nếu tiêu chảy không được điều trị hoặc điều trị không hợp lý, trẻ sẽ bị “có dấu hiệu mất nước”. Nếu cơ thể “cạn nước” thì sẽ hoạt động yếu dần, và nếu không được bổ sung kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Ngoài ra, tiêu chảy cũng làm rối loạn các chất khoáng trong cơ thể mà hậu quả là các hoạt động của các cơ quan sẽ bị rối loạn.
Cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy
- Khi trẻ có dấu hiệu nhẹ cần cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất của cơ thể. Thậm chí là phải truyền nước.
- Cho trẻ ăn nhiều chất dinh dưỡng hơn, nếu ăn ít hoặc bỏ ăn sẽ bị sút cân, yếu đi kèm theo chức năng phục hồi đường ruột cũng tiến triển chậm theo.
- Nếu thấy trẻ có dấu hiệu nghiêm trọng hơn như đau bụng quằn quại, sốt cao, đại tiện ra máu… nên cho trẻ đến bệnh viện gần nhất để điều trị.
Cách phòng ngừa, chăm sóc cho trẻ nhỏ khi bị tiêu chảy
Tiêu chảy rất dễ mắc, vì vậy chúng ta cần cẩn thận hơn trong sinh hoạt hàng ngày của bé đặc biệt là chế độ ăn uống hợp lí đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt trong thời tiết nắng nóng của mùa hè, càng nguy cơ cao mắc bệnh tiêu chảy.
- Ăn chín, uống sôi: sử dụng các thực phẩm rõ nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh ăn toàn thực phẩm, không sử dụng đồ ăn để lâu ngày.
- Uống nước đã đun sôi, không uống nước lã hay nguồn nước bị ô nhiễm
- Tiêm phòng định kì cho trẻ, tiêm các loại vắc-xin phòng ngừa tiêu chảy, tạo cho trẻ thói quen rửa tay trước, sau khi ăn và rửa tay sau khi đi vệ sinh.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp các bậc cha mẹ tăng thêm hiểu biết về căn bệnh tiêu chảy ở trẻ. Hãy chăm sóc cho trẻ đúng cách và hợp vệ sinh để trẻ luôn được khỏe mạnh.
Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn