Tìm hiểu về những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh bạch hầu

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và gây tỷ lệ tử vong cao cho người mắc. Tìm hiểu một số biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này để có hướng điều trị bệnh kịp thời.

Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi, họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

Theo tìm hiểu của giảng viên đào tạo Cao đẳng Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, biểu hiện bệnh bạch hầu có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc. Nguy hiểm là những trường hợp bệnh nhân không triệu chứng, có thể làm lây lan do người tiếp xúc không biết có ổ dịch và không phòng bệnh.

Sau khi vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào hầu họng hay một số vị trí niêm mạc khác trên cơ thể người không có miễn dịch chống lại chúng sẽ nhanh chóng tiết ra độc tố gây bệnh. Tại đây, độc tố sẽ ức chế quá trình tổng hợp tế bào mới và làm chết tế bào, hình thành các màng giả. Sau đó độc tố vào máu và di chuyển khắp cơ thể, gây tổn thương nhiều cơ quan mà chúng đi qua hay lưu hành như tim, thần kinh,…Thời gian ủ bệnh tối đa 10 ngày, sau đó bệnh nhân có những biểu hiện phổ biến như sốt, sưng các tuyến ở cổ, sưng họng, viêm và đau rát cổ họng, ho, dịch nhầy, đờm có mủ, đôi khi còn lẫn máu, người hay mệt mỏi, chán ăn,… Lúc này người bệnh thăm khám, điều trị bệnh sớm kết hợp với kháng sinh thì sẽ khỏi bệnh.

Tuy nhiên, trường hợp bệnh nhân sốt cao đột ngột, mệt lả, da xanh tím, nôn, nuốt đau họng, màng giả lan rộng ra hai bên tuyến hạnh nhân, màn hầu trước họng trong vòng 1, 2 ngày có thể trắng xám, niêm mạc phù nề, hạch cổ to bạnh, phù quanh hạch. Bệnh nhân có thể sổ mũi lẫn máu, có giả mạc ở mũi. Toàn thân bị nhiễm độc như da xanh, môi tim, mắt thâm, thở hôi, huyết áp tụt… nuốt đau, khi uống nước sộc ra mũi, nói giọng mũi. Nếu không điều trị nhanh, điều trị tích cực bằng huyết thanh kháng độc tố bạch hầu bệnh nhân có thể tử vong.

Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh bạch hầu

Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh bạch hầu

Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh bạch hầu là khi có sự tác động của vi khuẩn gây viêm cơ tim và viêm dây thần kinh. Cụ thể:

  • Biến chứng viêm cơ tim người bệnh sẽ có biểu hiện mệt mỏi, tức ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim, ngất đột ngột. Việc điều trị biến chứng này rất khó khăn, các trường hợp nặng hay suy tim có thể phải sử dụng máy thở. Biến chứng có thể xảy ra vào giai đoạn toàn phát hoặc sau khi khỏi bệnh vài tuần. Lúc này tiên lượng bệnh khá xấu.
  • Biến chứng viêm dây thần kinh khi vi khuẩn lưu trú trong các dây thần kinh, nhất là thần kinh vận động sẽ có các biểu hiện như liệt màn khẩu cái (ở tuần thứ ba), liệt các dây thần kinh mãn nhãn, cơ, chi, liệt cơ hoành (ở tuần thứ năm). Liệt cơ hoành cơ thể dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp. Với biến chứng này, bệnh nhân tử vong thường do các biến chứng khác gây ra, nếu không bệnh vẫn có khả năng hồi phục hoàn toàn.

Các sinh viên theo học Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khi đi thực tập đã tìm hiểu, để tranh dịch bệnh bạch hầu lây lan, Bộ Y tế đã yêu cầu Cục Y tế dự phòng tiến hành tiêm vắc xin cho trẻ em vùng dịch. Theo đó, trẻ em từ 2-4 tháng tuổi tiêm rộng rãi vắc xin phòng bệnh và tiêm nhắc lại vắc xin 3 trong 1 đối với trẻ từ 18 -24 tháng, tiêm nhắc lại đến 5- 7 tuổi, còn với người lớn tiêm vắc xin Td (chứa thành phần uốn ván, bạch hầu).

Nguồn: Tin tức Y tế Việt Nam – Tổng hợp

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới