Khi sơ cứu không đúng cách có thể khiến vết thương khi té ngã, bị cắn, côn trùng đốt,… có thể làm vết thương nhiễm trùng và gây phức tạp trong điều trị.
- Nguy cơ nhiễm HIV, viêm gan B do xăm môi thẩm mỹ “vườn”
- Sai lầm “Chết người” khi tiến hành ngâm rượu thuốc
- Tìm hiểu về phương pháp triệt sản nam bằng thắt và cắt ống dẫn tinh
Tổng hợp các kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bản cho bé cha mẹ nên biết (Phần 1)
Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, trẻ con rất hiếu động nên việc xảy ra các chấn thương là điều không thể tránh khỏi, một số chấn thương tưởng vô hại nhưng có thể gây nguy hiểm tính mạng của bé nếu cha mẹ không biết cách xử lý và theo dõi.
Tổng hợp các kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bản cho bé cha mẹ nên biết (Phần 1)
Dưới đây là một số biện pháp sơ cứu và xử trí một số tình huống cấp cứu mà các bậc phụ huynh cần lưu ý:
- Trẻ bị bé khác cắn
Chuyện hai bé cắn nhau rất thông thường, đặc biệt khi con có 3 cái răng trở lên. Các bé đều được tiêm phòng nên vết cắn không đáng lo ngại nếu không chảy máu nhiều. Tuy nhiên, khi không cầm được máu hoặc nhìn thấy 2 lớp thịt màu khác nhau. Cha mẹ bình tĩnh xử lý tình huống như sau:
Bước 1: Tách hai bé ra xa, đừng la mắng bé cắn. Bế bé bị cắn ra chỗ khác và dỗ nín. Khi bé bình tĩnh, thực hiện các bước kế tiếp.
Bước 2: Cho 3 giọt xà bông tắm của bé vào thau nhỏ để bé ngâm vết cắn 30 giây. Sau đó dùng ly múc nước sạch xối vào vết thương 5-6 lần
Bước 3: Nếu vết thương sưng đỏ, mưng mủ, bé sốt nhẹ, mệt mỏi, cha mẹ cần đưa đi bệnh viện để xử lý. Trong 24 tiếng, nếu vết cắn bình thường, gia đình không cần lo lắng
Nếu biết bé bị cắn bởi một bé có bệnh truyền nhiễm nào đó (như HIV), sau khi xử lý bằng xà phòng như trên nhưng ngâm vết cắn trong 1 phút, cho vết cắn dưới vòi nước chảy 20 phút. Cuối cùng, cha mẹ đưa bé đi bệnh viện trong 2 giờ sau đó để xử lý tiếp.
Rửa vết côn trùng cắn với nước sạch 3 lần bằng cách đổ nhẹ nước
- Bé bị côn trùng đốt
Theo những thông tin mà Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, bé bị muỗi, kiến hoặc côn trùng cắn là việc rất hay xảy. Da bé cũng rất nhạy cảm với một số chất tiết ra từ vết cắn của côn trùng mà có những biểu hiện triệu chứng từ nhẹ đến nặng khác nhau. Có bé chỉ ngứa, đỏ bình thường, nhưng có bé sẽ sưng và xuất hiện bội nhiễm hoặc nhiễm trùng cơ hội (gây bệnh lý chốc lở), hoặc sẽ nóng sốt (có thể do phản ứng dị ứng diễn ra). Cách xử lý:
Bước 1: Rửa vết thương với nước sạch 3 lần bằng cách đổ nhẹ nước lên vùng bị cắn. Lưu ý, bạn chỉ áp dụng cho vết cắn không chảy máu.
Bước 2: Dùng khăn nhúng nước lạnh đắp lên vết cắn 20 phút để giảm sưng và làm bé dễ chịu.
Bước 3: Cắt ngắn móng tay của bé để bé hạn chế gãi gây lở loét vết cắn.
Nếu tình trạng gây sưng đỏ và đau cho bé, có thể dùng kem thoa chứa hydrocortisone (1%) hoặc bột nổi pha với một ít nước tạo dạng hồ sệt đắp lên vết cắn. Các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý một số điểm sau: đối với những vết do côn trùng cắn không có dấu hiệu giảm nhẹ sau một vài ngày thì các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi thăm khám Bác sĩ chuyên khoa.
Không bôi dầu (dầu xanh, dầu gió) lên vết cắn hay vết đốt. Nếu bé bị ong đốt lên miệng, cổ hoặc đốt hơn 10 chỗ cũng nên tư vấn Bác sĩ. Nếu bé biểu hiện mệt mỏi, sưng đỏ, triệu chứng phức tạp, khó thở gia tăng sau 24 giờ bị đốt, bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ. Đa phần các trường hợp vết cắn sẽ lành sau vài ngày.
Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn
Nguồn: Tổng hợp