Tổng hợp kiến thức cần biết về hội chứng hạ đường huyết

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Chứng hạ đường huyết thường xảy ra với bệnh nhân bị tiểu đường. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.

Biểu hiển của hội chứng hạ đường huyết
Biểu hiển của hội chứng hạ đường huyết

Khái niệm về chứng hạ đường huyết

Hạ đường huyết là tình trạng nồng độ đường trong máu quá thấp. Cơ thể hấp thụ đường qua thức ăn giàu carbohydrate như ngũ cốc (gạo, khoai tây…) trái cây, bánh kẹo, đồ ngọt. Sau đó đường tích trữ dưới dạng glucogen trong gan và mô, sau đó sẽ được chuyển hóa thành glucose để tạo năng lượng cho cơ thể.

Đối tượng có nguy cơ hạ đường huyết là ai?

Bệnh thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường đang được điều trị bằng insulin hoặc tự dùng thuốc đặc trị tiểu đường không theo chỉ định của bác sĩ tư vấn. Hoặc một nguyên nhân khác có thể do tác dụng phụ trong quá trình điều trị các bệnh khác như thiếu hormone hoặc có khối u trong cơ thể. Hội chứng này cũng hay gặp ở những người gầy yếu, suy dinh dưỡng, hay nhịn ăn…

Dấu hiệu điển hình của hạ đường huyết

Các triệu chứng của hạ đường huyết điển hình là run rẩy, chóng mặt, đau đầu, đổ mồ hôi và đói, tim đập nhanh và da tái nhợt. Những tình trạng trên thường xảy ra với tần xuất nhiều hơn vào ban đêm và làm cho người bệnh gặp ác mộng, la hét trong lúc ngủ. Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi và khó chịu, thậm chí đường huyết giảm đột ngột có thể gây ngất xỉu hoặc động kinh.

Nguyên nhân gây ra bệnh hạ đường huyết là gì?

Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, bác sĩ Lê Trọng Phường cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng hạ đường huyết trong đó chủ yếu là mất cân bằng điều tiết hormon insulin và glucagon. Nguyên nhân gây mất cân bằng hormon có thể là do: sử dụng quá nhiều insulin hoặc thuốc điều trị tiểu đường khác, nhịn đói hoặc các bữa ăn cách xa nhau, tập thể dục trong lúc đói, giảm ăn tinh bột, chế độ ăn kiêng không hợp lý, uống rượu bia…

Uống nhiều bia rượu là nguyên nhân gây hội chứng hạ đường huyết

Uống nhiều bia rượu là nguyên nhân gây hội chứng hạ đường huyết

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh lý học hạ đường huyết: bệnh nhân bị tiểu đường, người nghiện rượu bia, người đang điều trị viêm gan hoặc có bệnh về thận, có khối u tăng gây tiết insulin, mắc các bệnh rối loạn nội tiết (suy tuyến yên, tuyến thượng thận…)

Những phương pháp điều trị chứng hạ đường huyết hiệu quả

Hạ đường huyết có triệu chứng khá rõ và đặc trưng, do đó bệnh dễ chẩn đoán. Nếu phải nhập viện, bệnh nhân sẽ được cho làm các xét nghiệm y tế như xét nghiệm đường huyết và xét nghiệm máu để chẩn đoán cụ thể tình trạng đường huyết.

Để lượng đường trong máu trở lại mức bình thường cần bổ sung glucose vào cơ thể bằng cách: sử dụng viên nén glucose, uống nước trái cây, ăn kẹo…

Đợi khoảng 15 đến 20 phút, nếu lượng đường vẫn chưa trở lại bình thường hoặc bệnh nhân vẫn không thấy đỡ hơn thì nên nên bổ sung đường thêm một lần nữa.

Trong trường hợp nặng bệnh nhân bị ngất hoặc động kinh do hạ đường huyết thì cần được tiêm glucagon ngay lập tức.

Thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế diễn tiến của bệnh hạ đường huyết?

Đối với hạ đường huyết, bệnh nhân nên phòng bệnh thì chữa bệnh. Ăn uống điều độ, cân bằng lượng carbohydrate theo lời khuyên của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng:

  • Nạp đủ năng lượng, bổ sung đủ lượng carbohydrate trước khi tập thể dục và ăn nhẹ trong lúc tập thể dục.
  • Ăn các bữa ăn nhẹ ngay khi lượng đường quá thấp hoặc khi gặp các triệu chứng của hạ đường huyết.

Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học nhằm đẩy lùi hội chứng hạ đường huyết

Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học nhằm đẩy lùi hội chứng hạ đường huyết

Với bệnh nhân bị tiểu đường cần hướng dẫn cho những người xung quanh (người thân, đồng nghiệp) về tình trạng bệnh tiểu đường, dấu hiệu khi bị hạ đường huyết và cách tiêm glucagon trong trường hợp bệnh nhân bị bất tỉnh.

Kiểm tra nồng độ đường huyết trong máu thường xuyên hoặc theo thời điểm nhất định để theo dõi, không được chủ quan nếu có dấu hiệu của việc hạ đường huyết vì để lâu có thể dẫn đến hôn mê và tổn thương não.

Các chuyên gia tư vấn tại fanpage Tin tức Y tế Việt Nam – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng cảnh báo: Với người bệnh tiểu đường tuýp 1 cần kiên trì và dành thời gian điều chỉnh lượng insulin phù hợp để có thể sinh hoạt và tập thể dục như bình thường. Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ.

Hội chứng hạ đường huyết đang gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh, gây tốn kém về mặt kinh tế cũng như tổn hao tinh thần. Do đó, phòng tránh bệnh bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh, áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý và khám sức khỏe định kỳ là cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả phòng trị bệnh tốt nhất mà mỗi người nên thực hiện.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới