Gây tê ngoài màng cứng giúp thai phụ có cuộc chuyển dạ đơn giản và dễ dàng hơn, nhưng nhiều thông tin lại cho rằng tê ngoài màng cứng có thể gây đau lưng, gây tê,…vậy thông tin đúng là gì?
- Phòng ngừa đau họng do điều hòa như thế nào cho hiệu quả?
- Những thiết bị y tế cơ bản mà bạn nên có trong nhà
- Những người mắc bệnh lý nào thì không nên tập Gym?
Tổng quan về mũi tiêm gây tê ngoài màng cứng
Gây tê màng cứng là gì?
Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Pasteur Hà Nội phân tích, đau đẻ thường không quá mệt mỏi và đau đớn khi mới bắt đầu chuyển dạ nhưng sẽ thường tồi tệ hơn vào thời điểm cuối, cơn đau đớn được xem là nỗi ám ảnh của bất cứ phụ nữ nào, lúc này gây tê ngoài màng cứng được xem là biện pháp giải quyết vấn đề triệt để cho sản phụ. Tuy nhiên, không ít sản phụ từ chối giảm đau khi sinh con bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng vì chưa hiểu đúng về nó, cộng thêm sự truyền miệng từ các mẹ khác.
Dược sĩ Đại học phân tích, gây tê ngoài màng cứng là phương pháp làm mất cảm giác từ “bụng đến chân” thông qua một mũi tiêm vào sống lưng, thuốc gây tê được đưa vào ngoài màng cứng qua 1 ống nhỏ (gọi là catheter) sau đó thuốc sẽ phủ kín các dây thần kinh khiến chúng tê liệt, nhờ đó ngăn chặn được quá trình dẫn truyền cảm giác đau. Sản phụ sẽ không cảm thấy đau nhưng vẫn vận động được, vẫn hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình vượt cạn. Gây tê ngoài màng cứng giúp thai phụ được nghỉ ngơi thậm chí có một giấc ngủ ngon để dành sức cho việc rặn đẻ khi mọi thứ đã sẵn sàng, việc đẻ lúc này dễ dàng hơn rất nhiều.
Một số thai phụ vẫn nhầm lẫn giữa gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống nhưng đây là 2 phương pháp khác nhau, gây tê tủy sống áp dụng trong mổ lấy thai còn gây tê ngoài màng cứng áp dụng cho chuyển dạ sinh thường và cả giảm đau sau mổ đẻ.
Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp làm mất cảm giác từ “bụng đến chân”
Gây tê ngoài màng cứng có gây đau lưng như lời đồn thổi?
Theo phân tích của các Bác sĩ chuyên khoa, hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây đau lưng sau sinh điển hình như tư thế sai khi ngồi cho bé bú, thay tã, thức chăm bé, ngồi nhiều hơn là nằm nghỉ ngơi. nhiên sự thực là giữa một người dùng giảm đau ngoài màng cứng với một người không sử dụng thì việc sau sinh, sau mổ phải ngồi cho bé bú thì cả hai đều đau lưng như nhau. Lý do nhiều người đau lưng sau sinh là do tư thế sai khi ngồi cho bé bú, thay tã, thức chăm bé, ngồi nhiều hơn là nằm nghỉ ngơi… Thế nên các mẹ, các bà thường đổ lỗi oan cho mũi giảm đau rất tốt này.
Không giống như gây mê, đối với gây tê ngoài màng cứng, chỉ một lượng thuốc rất nhỏ có thể tiếp cận với em bé, vì thế rất an toàn cho bé không gây tổn thương hay ảnh hưởng tới em bé như lời đồn. Hiện mũi tiêm này được thực hiện ở hầu hết các bệnh viện có chuyên khoa sản, mũi tiêm gây tê ngoài màng cứng có giá khoảng 1,5 triệu đồng. Vì một cuộc vượt cạn ít đau đớn “mẹ tròn, con vuông”, mẹ không nên từ chối mũi giảm đau gây tê màng cứng.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn