Trẻ dưới 1 tuổi tăng nguy cơ béo phì nếu uống nước quả?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Khuyến nghị mới của Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ vừa công bố cảnh báo cha mẹ có con dưới 1 tuổi không nên cho trẻ thử các đồ uống ngọt tưởng như là lành mạnh.

Trẻ dưới 1 tuổi tăng nguy cơ béo phì nếu uống nước quả?

Trẻ dưới 1 tuổi tăng nguy cơ béo phì nếu uống nước quả?

Chuyên gia dinh dưỡng Sức khỏe, làm đẹp cho rằng, trong quả tươi có chứa nhiều chất xơ và vitamin thì nước ép quả chủ yếu là đường và hương vị trái cây- những thành phần có thể khiến đường huyết tăng vọt, kích hoạt tình trạng béo phì sau này mà bạn không tưởng. Sau những nghiên cứu, các chuyên gia nhi khoa hàng đầu của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị cha mẹ chỉ cho trẻ uống nước quả ép nếu bác sĩ “kê toa” để điều trị đầy hơi, táo bón,…Tuy nhiên khi không vì thế mà bạn cho trẻ uống quá nhiều uống nước quả nguyên chất.

Trong báo cáo chuyên đề về dinh dưỡng cho trẻ của các sinh viên hệ Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng đưa ra những con số từ APP. Theo báo cáo,  từ năm 2006 AAP khuyến nghị trẻ trên 6 tháng tuổi có thể uống 150 g nước quả mỗi ngày và có thể uống lượng gấp đôi khi từ 7 trở lên nhưng đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì tuyệt đối không dùng nước trái cây. Trong hàng loạt các nghiên cứu về sau cho rằng nước quả là một trong những “nghi phạm” gây gia tăng nguy cơ bệnh răng miệng và béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe. Mặc dù đến nay dù chưa thể xác định được mối liên quan rõ ràng về tình trạng béo phì ở trẻ trên 6 tuổi nhưng trong khuyến nghị mới này, AAP đề nghị cha mẹ nên cho trẻ ăn hoa quả tươi thay vì uống nước quả. Đồng thời chỉ khi trẻ đến 1-3 tuổi thì có thể uống tối đa 100 g nước quả/ngày, 100-150g với trẻ 4-6 tuổi và tối đa là 220g với trẻ trên 7 tuổi.

Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống nước quả?

Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống nước quả?

Nước quả không có giá trị dinh dưỡng

Thêm vào đó, cha mẹ không nên cho nước trái cây vào bình bú để trẻ ngậm kéo dài và cũng không nên cho uống trước giờ ngủ. Đây là thói quen không tốt đối với trẻ bởi chúng sẽ làm gia tăng bệnh răng miệng và gây đầy hơi cho trẻ. Trong trường hợp trẻ bị sâu răng, gia đình nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và tìm hướng giải quyết về thói quen uống nước quả của trẻ. Các giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay, nước trắng và sữa chính là nguồn chất lỏng chính trong một chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Theo Chủ tịch Ủy ban Dinh dưỡng của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, TS Steven Abrams cho biết nhiều phụ huynh cảm thấy hài lòng khi cho trẻ uống đủ lượng nước quả mỗi ngày nhưng trên thực tế,  nước ép trái cây không có vai trò dinh dưỡng gì đối với trẻ trong năm đầu đời. Theo thông tin từ các sinh viên Cao đẳng Y Dược, việc các nhà khoa học Viện Nhi khoa Hoa Kỳ phát hiện và nghiên cứu mối tương quan giữa nước uống trái cây và trẻ dưới 1 tuổi nhằm khuyến cao mọi người nên giảm lượng nước quả, đặc biệt ở trẻ nhỏ, trong khi đảm bảo “nạp” đủ trái cây.

Như vậy, cho dù nước ép trái cây cung cấp vitamin C, vitamin D và canxi nhưng chúng lại thiếu các protein và chất xơ quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Điều này có thể thấy rằng những sản phẩm nước ép đắt tiền dành riêng cho trẻ sơ sinh cũng không có giá trị gì về dinh dưỡng, đồng thời không giúp trẻ kiểm soát chứng tiêu chảy mà còn có thể làm gia tăng tình trạng hạ natri máu.

Nguồn – ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới