Vì nhiều lý do mà có những trẻ tiêm các mũi vắc xin nhắc lại muộn hơn so với lịch hẹn, vậy điều này có làm giảm hiệu quả phòng bệnh của vắc xin hay không?
- Bộ Y tế thông báo lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh năm 2019
- Những dấu hiệu cảnh báo viêm phổi ở trẻ em cha mẹ cần lưu ý
- Bác sĩ tư vấn những việc cần làm khi trẻ bị sốt
Trẻ em tiêm vắc xin không đúng lịch hẹn có sao không?
Tiêm vắc xin không đúng lịch hẹn có ảnh hưởng đến hiệu quả phòng bệnh?
Nhiều khi đến lịch tiêm vắc xin nhưng trẻ không đủ sức khỏe, hoặc phụ huynh quên mất lịch hẹn, vắc xin đang tạm thời hết… dẫn đến việc nhiều trẻ không được tiêm phòng đúng lịch, nhất là những mũi nhắc lại. Nhiều phụ huynh lo lắng việc tiêm vắc xin không đúng lịch hẹn như vậy có làm giảm hiệu của phòng bệnh của vắc xin hay có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé không.
Về vấn đề này, bác sĩ Trần Anh Tú, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, lịch hẹn là thời hạn tối thiểu để trẻ có thể tiêm nhắc lại mũi tiếp theo và không có thời gian tối đa. Trẻ em chỉ bị ảnh hưởng khi tiêm phòng sớm hơn lịch hẹn, còn việc trẻ bị chậm lịch hẹn tiêm các mũi vắc xin nhắc lại sẽ không ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy, khi quá lịch hẹn trẻ em vẫn được tiếp tục tiêm vắc xin và cũng không bị mất tác dụng của liều vắc xin đã tiêm trước đó.
Nên tiêm phòng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, việc tiêm vắc xin theo đúng hướng dẫn sẽ phát huy tối đa hiệu quả phòng bệnh của vắc xin, nhất là những liều vắc xin tiêm nhắc lại sẽ giúp cơ thể trẻ đạt mức bảo vệ gần như tuyệt đối. Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin theo khuyến cáo của chương trình tiêm chủng mở rộng.
Khi trẻ em được tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ sẽ tạo cho cơ thể một sức đề kháng tốt hơn để phòng, chống các bệnh sau này.
Trong trường hợp vì lý do nào đó trẻ phải hoãn tiêm như: trẻ bị ốm hoặc hết vắc xin… khi đến lịch; thì ngay khi trẻ khỏe lại hoặc đã có vắc xin, phụ huynh cần đưa trẻ đến điểm tiêm chủng sớm nhất để được tư vấn và tiếp tục tiêm đầy đủ cho trẻ.
Nên tiêm phòng cho trẻ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
Tiêm chủng mở rộng gồm vắc-xin phòng các bệnh gì?
Theo Tin tức Y học, các bệnh truyền nhiễm và vắc xin thực hiện tiêm bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng, áp dụng cho các trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi, bao gồm 10 bệnh sau đây: bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván, viêm gan vi rút B, bệnh lao, bệnh bại liệt, bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B, bệnh sởi, viêm não Nhật bản B, Rubella.
Trong số đó, 2 vắc xin được chỉ định tiêm bắt buộc cho trẻ sơ sinh đó là vắc xin viêm gan virus B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh và vắc xin lao – tiêm một lần cho trẻ trong vòng một tháng đầu sau sinh.
Ytevietnam.edu.vn tổng hợp.