Trị bệnh nước ăn chân nhanh và tiện lợi bằng thuốc Tây

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh nước ăn chân là một bệnh ngoài da phổ biến vào mùa mưa, lụt. Ngoài việc dùng các bài thuốc dân gian hữu hiệu từ xa xưa thì phương pháp điều trị bệnh nước ăn chân bằng các loại thuốc tây và thuốc bôi chống nấm, chống bội nhiễm với ưu điểm tác dụng nhanh, tiện lợi được nhiều người lựa chọn.

Benh-nuoc-an-chan-gay-mung-mu
Nước ăn chân gây ngứa, mưng mủ khó chịu cho bệnh nhân

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh nước ăn chân thường do vi nấm Trichophyton Rubrum và Trichophyton Mentagrophytes gây ra. Bệnh thường phát ở vùng da ở các kẽ ngón chân đầu tiên.

Ngứa là biểu hiện đầu tiên khi bị nước ăn chân. Bệnh nhân chú ý không gãi, vì gãi chỉ khiến da bị phồng rộp, trầy xước, loét làm đau đớn, sưng nề, viêm mà không dứt cơn ngứa. Nặng hơn vùng da này sẽ bị bội nhiễm sưng tấy và mưng mủ dẫn đến sốt, nổi hạch bẹn, mệt mỏi.

Bệnh trầm trọng hơn khi người bệnh bị dị ứng với loại nấm gây nước ăn chân, lúc đó ở những nơi như bàn tay, ngực cũng có thể xuất hiện phồng rộp và mụn nước.

Bệnh nước ăn chân có tính lây truyền cho nhiều người khi cùng tiếp xúc trong phạm vi hẹp với nước bẩn, nhất là trong vùng mưa lũ, lụt và trong nhà tắm, nhà vệ sinh, hoặc do dùng chung tất, giày, dép, chậu tắm, khăn tắm…vì vậy khi bị bệnh, bệnh nhân cần chú ý dùng riêng các dụng cụ sinh hoạt với người thân tránh lây truyền.

Để phòng bệnh, bạn cần tắm rửa sạch sẽ nhất là kẽ chân, vùng nách, bẹn, rồi lau khô tránh ẩm ướt sau khi bạn tiếp xúc với nước, bùn bẩn.

Lau-kho-chan-tranh-de-am-uot-nuoc-an-chan
Để phòng bệnh cần vệ sinh sạch và lau khô chân tránh ẩm ướt

Các loại thuốc đặc trị

Các loại kem trị bệnh chuyên khoa chứa ketoconazole: Thuốc này có hoạt tính kháng nấm mạnh đối với các nấm men và vi nấm ngoài da như chủng Epidermophyton floccosum, Trichophyton, Microsporu. Hơn thế, kem chứa ketoconazole còn giúp bệnh nhân giảm ngứa kháng viêm, không gây dị ứng, kích ứng nguyên phát và không nhạy cảm ánh sáng khi bôi.

Bệnh nhân cần lau sạch khô vết thương trước khi bôi thuốc. Bôi 3 – 4 lần/ ngày. Bạn chú ý khi sử dụng không để dây thuốc lên mắt. Trong khi dùng thuốc, bạn có thể thấy nóng rát nhưng hãy yên tâm vì thuốc không gây phát sinh đột biến. Đặc biệt thuốc có thể dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú do chỉ thoa ngoài da, không hấp thu vào máu.

Thuoc-boi-tri-nuoc-an-chan
Bôi thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

Dung dịch cồn ASA: Với thành phần bao gồm aspirin, natri salicylat pha trong cồn 70o). Bệnh nhân dùng bông thấm nước (hoặc miếng gạc mỏng) thấm cồn ASA, bôi lên vùng có bệnh, một ngày bôi 1-2 lần.

Dung dịch BSI 2% (còn gọi là cồn hắc lào, thành phần chính là acid benzoic, acid salicylic, iod và cồn 70o): là thuốc dùng ngoài da. Bôi lượng vừa đủ lên vùng da cần điều trị, xoa nhẹ ngày 1-2 lần.  Bệnh nhân lưu ý khi ở nồng độ cao (ví dụ 20%), thành phần acid salicylic còn có thể ăn mòn da nên bôi lượng vừa phải.

Lưu ý

Đối với từng người bệnh bác sĩ sẽ có những chỉ định chặt chẽ về thời gian sử dụng và  số lần bôi thuốc. Khi có dấu hiệu bất thường khi chữa nước ăn chân bằng thuốc tây như kích ứng, bội nhiễm vi khuẩn gây mưng mủ, tình trạng bệnh nặng thêm, bạn cần thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa.

Vũ Giang – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới