Triệu chứng bệnh gút và cách chữa trị

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh gút là một loại viêm khớp thường gặp ở nam giới do dư thừa một lượng lớn axit uric. Bệnh phát triển rất nhanh và có nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy triệu chứng bệnh gút và cách chữa trị như thế nào?

Bệnh gút thường phát triển rất nhanh và gây ra nhiều biến chứng
Bệnh gút thường phát triển rất nhanh và gây ra nhiều biến chứng

Triệu chứng của bệnh gút

Triệu chứng của bệnh gút lúc đầu thường là hiện tượng sưng tấy đỏ hay nhức ở những chỗ xương khớp. Tuy nhiên sau khoảng thời gian ngắn thì các cơn đau lại biến mất nhưng sẽ xuất hiện nhanh trở lại ngày càng nhiều và trở nên nặng hơn. Đa phần bệnh nhân khi bị bệnh đều sử dụng những loại thuốc trị bệnh gút có tác dụng giảm đau và không sưng nhức. Nhưng phần lớn bệnh nhân khi dứt cơn đau đều tự nghĩ là đã khỏi bệnh và không tiếp tục kiêng khem và điều trị mà không biết rằng bệnh vẫn đang tiếp tục phát triển âm thầm.

Đối với giai đoạn muộn hơn thì triệu chứng bệnh gút là xuất hiện những khối u nhỏ, cục xung quanh khớp. Sau khoảng thời gian các u đó liên tục phát triển và gây tổn thương nhiều khớp, mất vận động trở thành đau mãn tính ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống,có thể gây biến dạng khớp và có thể dẫn đến tàn phế.

Cách điều trị bệnh gout 

Thuốc chữa bệnh gút đa số là thuốc Tây y và được chỉ định bởi các bác sĩ kê đơn. Đối với hầu hết các bệnh nhân, thuốc được sử dụng nhiều nhất là NSAID có tác dụng giảm đau, kháng viêm. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kê loại thuốc có tên Colchicine để thay thế NSAID dùng để điều trị bệnh gút ở giai đoạn nặng hơn, cần y tế can thiệp kịp thời.

Sự kết tủa chất axit uric trong máu là nguyên nhân gây nên bệnh gút
Sự kết tủa chất axit uric trong máu là nguyên nhân gây nên bệnh gút

Một phương pháp khá phổ biến hiện nay là kết hợp giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại để điều trị bệnh gút. Đối với những bệnh nhân chuyển sang giai đoạn bệnh mãn tính sẽ kéo theo một loạt các bệnh khác như suy thận, gan, phù nề giữ nước. Việc áp dụng phương pháp thay thế bằng Đông y sẽ an toàn và hiệu quả khi sử dụng dài ngày, hỗ trợ hồi phục sức khỏe.

Chế độ ăn uống cũng cần phải được áp dụng một cách chặt chẽ, tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ dinh dưỡng của bác sĩ điều trị. Hạn chế ăn những thực phẩm thúc đẩy việc tăng axit uric trong cơ thể như tôm, cu, ghẹ, các loại thịt đỏ…Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây để ngăn ngừa sự phát triển của những tế bào ung thư như rau cải xanh, súp lơ xanh, táo, cà chua…

Tự chăm sóc bản thân

Để tránh mắc phải căn bệnh gút và tránh xa những triệu chứng của bệnh gút, việc đầu tiên các bạn làm để bảo vệ cơ thể là chế độ ăn uống khoa học, không ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo động vật, duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân từ từ giúp nồng độ acid uric trong máu giảm, đồng thời giảm bớt sức chịu đựng sức nặng của các khớp. Tuy nhiên đa số bệnh nhân đều giảm cân bằng cách nhịn ăn, điều này là hoàn toàn sai và phản tác dụng, chỉ khiến cho axit uric trong máu tăng lên mà thôi.

Nên có một chế độ tập luyên và lối sống lành mạnh
Nên có một chế độ tập luyên và lối sống lành mạnh

Không nên uống quá nhiều chất kích thích như rượu bia, các chất gây nghiện. Tốt nhất nếu bạn không muốn mắc phải căn bệnh này thì nên tránh hoàn toàn. Tránh ăn các loại thực phẩm món ăn chế biến từ nội tạng động vật như gan, thận, não, lá lách…Chế độ ăn bổ sung nhiều rau xanh, trái cây.

Tăng cường vận động cơ thể, tập các bài tập nhẹ nhàng để vận động các cơ khớp, kết hợp việc uống những loại nước uống thức uống lòng để làm loãng và pha lỏng nồng độ axit uric trong máu, tránh kết tủa. Khi phát hiện ra những triệu chứng bệnh gút bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để kịp thời thăm khám và điều trị

Phương Thảo-Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới