Tưa lưỡi có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ không?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ thường dễ bị tưa lưỡi. Tưa lưỡi ở trẻ chủ yếu do nhiễm nấm hoặc vi rút. Tưa lưỡi thường khiến trẻ biếng ăn, khó chịu và xuất hiện những mảng trắng ở lưỡi làm trẻ vướng víu khi ăn. Bệnh không nguy hiểm có thể nhanh chóng mất đi nếu điều trị dúng cách.

tua-luoi-o-tre-1
Nguyên nhân chủ yếu gây tưa lưỡi ở trẻ là do nấm hoặc do virut.

Nguyên nhân và triệu chứng tưa lưỡi ở trẻ

Có 2 nguyên nhân chủ yếu gây tưa lưỡi ở trẻ là do nấm hoặc do virut.

>>Hãy truy cập chuyên mục Sức khỏe – Làm đẹp để biết thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe của mẹ và bé

Tưa lưỡi do nấm:

Nguyên nhân gây nên tưa lưỡi do nấm ở trẻ là do một loại nấm phổ biến có tên candida albican. Đây là loại nấm thường sư trú và sống trong đường ruột.

Nấm canida và vi khuẩn E.coli trong đường ruột của trẻ có thể được cân bằng gây thì sẽ không gây phiền phức cho trẻ. Tuy nhiên trong một trường hợp sử dụng kháng sinh cũng có thể khiến loại nấm này phát triển hoặc trẻ có hệ miễn dịch kém cũng dễ bị tưa lưỡi.

Khi trẻ bị tưa lưỡi do nấm trên lưỡi xuất hiện những đốm trắng như cặn sữa trên bề mặt lưỡi. Chúng có thể không làm trẻ bị đau rát nhưng khiến trẻ ăn kém bởi tưa làm lưỡi trẻ cứng, giảm vị giác

Tưa lưỡi ở trẻ do vi rút:

Lưỡi và lợi của bé có nhiều vết lở loát nhỏ có những lớp màng trắng. Lúc này màng tráng bị bong khiến trẻ đau rất lúc nhai hoặc nuốt thức ăn, chảy nước dãi nhiều, miệng hôi thậm chí có thể bị sốt cao.

Tốt nhất khi trẻ bị tưa lưỡi, bạn nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chỉ định các loại thuốc bôi miệng và chất sát trùng có thể tiêu diệt vi rút gây bệnh. Các triệu chứng này sẽ giảm dần sau khoảng 4 – 5 ngày điều trị.

viem-luoi-di-tru
Nên vệ sinh miệng cho bé hằng ngày, uống nước sau khi bú mẹ hoặc sau khi ăn

Chăm sóc trẻ bị tưa lưỡi

Nếu bé bị tưa lưỡi và đang trong độ tuổi ăn dặm tốt nhất bạn nên cho bé sử dụng thêm những thức ăn mềm, lỏng để giúp miệng bé không bị đau rát.

Đặc biệt bạn nên vệ sinh miệng cho bé hằng ngày, uống nước sau khi bú mẹ hoặc sau khi ăn. Với trẻ bú bình cũng vậy, tốt nhất bạn nên cho bé uống 1 – 2 thìa nước sau khi bú, có thể dùng gạt mỏng, sạch nhúng nước muối sinh loãng ấm lau nhẹ lưỡi, lợi cho bé. Khi lau bạn nên cho bé ngồi hoặc bế đứng, không nên tác động sâu vào đáy lưỡi bé vì có thể làm kích thích họng làm bé nôn trớ.

Với bé đang bú mẹ hoàn toàn thì không nhất thiết phải cho bé uống thêm nước. Còn nếu bé trên 1 tuổi có thể vệ sinh miệng trẻ bằng mật ong bởi mật ong có tính sát khuẩn tốt.

Lưu ý, với trẻ dưới 1 tuổi không nên đánh tưa lưỡi cho trẻ bằng mật ong. Bởi theo khuyến cáo của các bác sĩ thì trong mật ong có độc tố botulium có thể tác động tới dây thận kinh cho trẻ dưới 1 tuổi.

Nên vệ sinh cho trẻ một cách nhẹ nhàng nhất, không nên lạm dụng đồ đánh tưa lưỡi thường xuyên. Sau khi cho trẻ bú bình cần vệ sinh bình sạch sẽ cẩn thận,

Thanh Hiên: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới