Bạch truật là một loại cây thân thảo sống lâu năm, có nguồn gốc từ khu vực Đông Á. Trong y học cổ truyền, phần rễ khô của cây được khai thác và chế biến thành các bài thuốc có lợi cho sức khỏe.
Đặc điểm chung của Bạch truật
Cây Bạch truật với tên khoa học là Atractylodes macrocephala Koidz có thân mọc thẳng, đơn lẻ và phân nhánh ở phần trên. Chiều cao của cây dao động từ 0.3 đến 0.7 mét. Điểm đặc biệt là rễ cây phát triển rất lớn. Lá cây có hai dạng khác nhau: lá ở phần trên thân có cuống ngắn, trong khi lá ở phần dưới có cuống dài hơn và ôm sát vào thân cây.
Thời điểm thu hoạch Bạch truật khác nhau tùy thuộc vào vùng địa lý. Ở vùng núi, cây thường được thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 12, còn ở vùng đồng bằng là từ tháng 6 đến tháng 7. Việc thu hoạch quá sớm có thể ảnh hưởng đến hàm lượng và hiệu quả dược lý của dược liệu. Bạch truật sau khi sơ chế có mùi thơm nồng đặc trưng, màu trắng ngà, vị ngọt đắng và hơi cay.
Thành phần hóa học
Các nghiên cứu y học cổ truyền và hiện đại đã xác định Bạch truật không độc, có tính ấm và vị ngọt dịu. Thành phần hóa học của rễ Bạch truật khá phức tạp, bao gồm khoảng 1.4% tinh dầu và nhiều hợp chất khác như vitamin A, b-Selinene, atractylon, 10E-Atractylentriol, hinesol và axit palmitic.
Ứng dụng Bạch truật trong các bài thuốc
– Trị chứng tiêu chảy, đầy hơi, ăn uống không tiêu: Các bài thuốc kết hợp Bạch truật với Đảng sâm, Sinh khương, Cam thảo, Phục linh, Ý dĩ, Kha tử, Nhục đậu khấu, Liên nhục, Trần bì, Sơn tra, Thần khúc, Mộc hương, Sa nhân thường được sử dụng để cải thiện các vấn đề tiêu hóa.
– Dưỡng thai: Bạch truật là thành phần quan trọng trong các bài thuốc dưỡng thai, kết hợp với Đương quy, Hoàng cầm, Bạch thược, Xuyên khung, Nhân sâm, Nhu mễ, Tục đoạn, Thục địa, Hoàng kỳ, Thược dược, Sa nhân, giúp hỗ trợ phụ nữ mang thai có khí huyết kém và thai nhiệt.
– Cải thiện làn da: Bài thuốc sử dụng Bạch truật kết hợp với Nghệ đen và rượu gạo được dùng ngoài da để cải thiện tình trạng da xỉn màu và tăng sắc tố.
– Chữa các bệnh về gan: Bạch truật được sử dụng trong các bài thuốc điều trị xơ gan cổ trướng, viêm gan mạn tính và ung thư gan, có thể dùng dưới dạng sắc uống hoặc tán bột hòa nước.
– Chữa viêm loét dạ dày: Bạch truật kết hợp với Cam thảo, Trần bì, Hậu phác và Hắc táo nhân được dùng để giảm các triệu chứng của viêm loét dạ dày.
Lưu ý khi sử dụng Bạch truật
Tuyc có nhiều công dụng hữu ích, các thầy thuốc Đông y cũng có những lưu ý khi sử dụng Bạch truật. Trước khi sử dụng Bạch truật, đặc biệt trong các trường hợp phụ nữ mang thai và cho con bú, người đang dùng thuốc khác hoặc có tiền sử dị ứng, người mắc bệnh hen hoặc thể trạng kém phát triển. Cần tránh sử dụng Bạch truật cùng với Phòng phong và Địa du do có thể xảy ra tương tác bất lợi. Ngừng sử dụng và thông báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ phản ứng bất thường nào hoặc tình trạng bệnh không cải thiện khi dùng Bạch truật.