Tháng 8/2019 bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore, tổng có 12 ca và có 4 ca đã tử vong, vậy vi khuẩn này là gì và ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?
- Bệnh Whitmore là gì và những dấu hiệu nhận biết
- Gan nhiễm mỡ có gây nguy hại không?
- Những dấu hiệu cơ thể cảnh báo bệnh gan cần đi khám ngay
Vi khuẩn whitmore ăn mòn cơ thể có nguy hiểm không?
Theo những tin tức y tế mới nhất, Whitmore là bệnh truyền nhiễm do Burkholderia pseudomallei một loại vi khuẩn gây ra. Loại vi khuẩn này tồn tại trong lòng đất hoặc trong bùn lây nhiễm qua các vết thương hở trên da hoặc hít phải bụi bẩn có chứa vi khuẩn. Loại bệnh này xuất hiện ở nước ta vào những năm 50 của thế kỷ trước, được xếp vào những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Loại bệnh này phát tán và thường xảy ra vào mùa mưa, khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 11. Thời điểm này trời mưa nhiều, thời tiết ẩm thấp, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Do đó những người làm việc trong môi trường này rất dễ nhiễm bệnh.
Bệnh whitmore có nguy hiểm thực sự không?
- Việc điều trị bệnh vô cùng khó khăn, hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa, cũng chưa có bất cứ khuyến cáo nào từ các tổ chức y tế hay chuyên gia về việc sử dụng kháng sinh dự phòng.
- Người mắc bệnh nếu không được phát hiện có nguy cơ tử vong rất cao, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh có thể tử vong khoảng 40 đến 60% trên tổng số lượng. Thời gian tử vong nhanh chỉ trong một tuần.
- Bệnh vô cùng nguy hiểm đôi khi chỉ cần 1 vài vết thương nhỏ trên da khi tiếp xúc với vùng bùn đất có chứa vi khuẩn gây bệnh sẽ rất dễ bị lây nhiễm…Nếu không được phát hiện nhanh rất dễ tử vong chỉ trong vài ngày kể từ ngày nhiễm bệnh.
Đối tượng của bệnh:
- Những người tiếp xúc nhiều với đất và nước
- Người bị bệnh tiểu đường
- Người bị bệnh phổi, thận mãn tính dễ mắc bệnh hơn
Whitmore là bệnh truyền nhiễm do Burkholderia pseudomallei gây ra
Biểu hiện lâm sàng của bệnh
- Bác sĩ chuyên khoa cho biết, thực tế cho thấy bệnh có nhiều biểu hiện lâm sàng rất phức tạp nhưng lại không có những dấu hiệu đặc trưng nên rất khó chuẩn đoán. Chỉ có thể tiến hành các xét nghiệm vi sinh mới biết rõ chính xác được bệnh
- Các biểu hiện ban đầu của bệnh như sốt cao kéo dài, cảm giác đau cơ, xuất hiện các ổ nhiễm khuẩn trên bề mặt da sẽ có biểu hiện đau hoặc sưng; loét ổ mủ và sốt, biến chứng sang áp xe cơ, gan lách, hoặc nhiễm trùng phổi sẽ có các dấu hiệu cơ bản như tạo mủ ở phổi, viêm phế quản nhẹ hoặc viêm phổi nặng; cảm giác đau tức; khó thở.
- Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua da, qua đường hô hấp, tuyến mang tai, xương khớp gây ra áp xe ở gan và lách, viêm đường sinh dục, cơ vân
- Bệnh có thể lây lan vào máu gây ra nhiễm khuẩn huyết tổn thương đến tim, động mạch chủ, não, mắt, các cơ và khớp
- Bệnh whitmore có khả năng lây nhiễm từ người sang người
Cách phòng tránh bệnh
- Dược sĩ Đặng Nam Anh giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, nếu bạn làm việc trong môi trường phải tiếp xúc nhiều với nước và đất thì nên có đồ bảo hộ, nếu có những vết xước hoặc vết thương hở cần khám và điều trị sớm
- Người mắc các bệnh tiểu đường, bệnh phổi, thận mãn tính nên cẩn thận hơn vì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường
- Đối với người bình thường thì nên hạn chế tiếp xúc với đất và bùn trong mùa dịch, nơi phát dịch cần được khoanh vùng để hạn chế việc lây nhiễm bệnh trừ những trường hợp bất khả kháng
- Tuyệt đối không lơ là chủ quan trước những dấu hiệu như sốt, viêm phổi hoặc xuất hiện áp xe ở nhiều vị trí, nhiễm trùng đường tiết niệu
- Đảm bảo vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt là chân tay, rửa tay chân sạch sẽ bằng xà phòng xát khuẩn.
- Đảm bảo vệ sinh khu vực ở luôn sạch sẽ, khi ra đường nên đeo khẩu trang để tránh hít phải bụi bẩn của chứa vi khuẩn gây bệnh
- Tuyên truyền và có những khuyến cáo đến người xung quanh về biểu hiện, và hậu quả của bệnh để người thân có cách phòng tránh bệnh phù hợp.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn