Vì sao không ai muốn làm Bác sĩ tâm thần?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (5 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Đối với những nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân tâm thần luôn phải đối diện với những nguy hiểm, rủi ro và bị người bệnh hành hung là chuyện thường tình, nhưng trên tất cả bằng trách nhiệm của những người mang sứ mệnh chữa bệnh cứu người, họ bỏ qua những khó khăn đó để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

bac-si-benh-tam-than-1

Vì sao không ai muốn làm Bác sĩ tâm thần?

Bị người bệnh hành hung là chuyện thường tình

Nhớ về ngày đầu tiên làm việc tại Trung tâm điều dưỡng người tâm thần Hải Phòng, Điều dưỡng viên chị Đỗ Thị Huyền không khỏi bàng hoàng, trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, chị không ít lần bỏ chạy thoát thân khi người bệnh tâm thần lên cơn, hò hét và đuổi đánh; cùng lúc đó là gọi đồng nghiệp đến hỗ trợ giữ bệnh nhân, cho uống hoặc tiêm thuốc. Không ít lần về nhà, những người như chị Huyền, các bác sĩ đều chứa đựng những vết sưng bầm do bệnh nhân gây ra. Khi bố mẹ hỏi vết thương, những cán bộ y tế nơi đây cũng chỉ viện lí do là ngã xe để bố mẹ có thể yên tâm. Chị Huyền chia sẻ những lúc bệnh nhân lên cơn, chị chỉ nghĩ làm sao điều trị tốt nhất cho họ và sau khi được đào tạo sâu hơn về chuyên khoa cũng như nghề công tác xã hội có thể nắm bắt được tâm lý, biểu hiện của người bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.

Theo Bác sĩ chuyên khoa Nguyễn Thị Minh Hương, Phó Giám đốc Trung tâm nuôi dưỡng tâm thần người có công và xã hội Hải Dương cho biết, việc các nhân viên y tế bị hành hung khi bệnh nhân mới nhập viện hoặc vào Trung tâm, chưa được điều trị, chăm sóc là chuyện bình thường. Vì vậy, những cán bọ ý tế khi đã xác định làm nghề này đều phải ý thức được rằng đây là công việc vô cùng nguy hiểm vì bạn không thể biết những con người khi không biết sẽ làm gì bạn khi họ không ý thức được hành vi của mình. Nhưng sau tất cả, khi những bệnh nhân trở về trạng thái bình thường, họ đến xin lỗi Bác sĩ, Điều dưỡng viên,… và gọi những người đó là mẹ, xưng con với thái độ tình cảm. Tình cảm đó thật không dễ dàng gì và những người được nhận như những cán bộ y tế nơi đây vô cùng chân trọng khi có những người ở với họ cả đời.

bac-si-benh-tam-than-3

Bác sĩ tâm thần hay bị hành hung

Nan nguy thiếu bác sĩ tâm thần trầm trọng

Do những khó khăn, vất vả và nguy hiểm của các y bác sĩ hàng ngày đối diện với những con người không ý thức được hành động của bản thân khiến không ít người bỏ giở giữa chừng. Những bác sĩ, Điều dưỡng viên nữ,….lại càng khó khăn gấp bội khi sức yếu tay mềm, gia đình phản đối,… Những khó khăn bao quanh mà những ai không có ý chí kiên định, yêu nghề và được gia đình ủng hộ thì khó có thể trụ vững với nghề. Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Hương chia sẻ lúc mới vào nghề, chị cũng buồn chán vì thu nhập rất thấp, môi trường không tốt như các đồng nghiệp khác công tác trong lĩnh vực ngoại khoa, nội, sản nhi,…nhưng sau nhiều năm gắn bó với nghề, chị nhận thấy bệnh nhân tâm thần là người khổ nhất trong số những người bệnh.

Tuy nhiên, khi nói đúng thực tế thì thật khó để nói rằng, đội ngũ bác sĩ chuyên ngành tâm thần đang thiếu trầm trọng, sinh viên y không mặn mà với ngành học này. Về nguyên nhân tại sao, có lẽ những người ngoài cuộc một phần cúng có thể hiểu được và những người trong cuộc lại càng hiểu hơn bao giờ hết. Chính vì vậy mà số lượng các y bác sĩ sau khi công tác tại các Trung tâm nuôi dưỡng tâm thần đều có xu hướng bỏ nghề hoặc chuyển sang chuyên ngành khác. Một con số đáng báo động số lượng bác sĩ chữa bệnh tâm thần vô cùng khan hiếm. Mặc dù chưa xác nhận chính xác nhưng theo nhiều nguồn tin, tại  Trung tâm điều dưỡng người tâm thần Hải Phòng – nơi chăm sóc, nuôi dưỡng gần 330 bệnh nhân cũng chỉ có 2 bác sĩ… hay tại Trung tâm nuôi dưỡng tâm thần người có công và xã hội Hải Dương, hiện có 108 y, bác sĩ đang làm việc thì chỉ có 1 bác sỹ chuyên khoa tâm thần, 8 người đang đi học bác sĩ. Trong khi các Trung tâm bảo trợ xã hội, phục hồi chức năng tâm thần mới chỉ có ở 16/63 tỉnh/thành, tại nơi đó cũng mới đáp ứng được gần 1/3 nhu cầu.

bac-si-benh-tam-than-2

Học Ngành Y vì mong muốn cứu giúp người bệnh

Theo các chuyên gia, số người bị rối loạn tâm thần ngày càng gia tăng và nếu không được phát hiện sớm, điều trị, quản lý đúng hướng, kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả nặng nề cho chính bản thân người bệnh, gia đình và xã hội. Tuy nhiên điều đó sẽ được giải quyết nếu bạn có mong muốn cũng xã hội chung tay giúp các bệnh nhân trở về với cuộc sống đời thường khi đăng ký xét tuyển Cao đẳng Điều dưỡng (Mã ngành 6720501) tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  (Mã Trường: CĐĐ1301). Với quy trình đào tạo chuyên nghiệp kết hợp mô hình vừa học vừa làm sẽ giúp bạn không bị bỡ ngỡ khi bước chân khỏi ngôi trường. Để đăng ký xét tuyển bạn cần tốt nghiệp THPT theo chất lượng đầu vào và gửi hổ sơ xét tuyển đến một trong hai địa chỉ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tại Hà Nội: phòng 106 nhà B – 131 Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Hà Nội. Số điện thoại: 0439.131.131 – 09.8258.8258. Trong trường hợp bạn muốn theo học tại TP HCM, bạn có thể gửi hồ sơ qua: địa chỉ 37/3 đường Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 08.6295.6295 – 09.6295.6295

Bích Nhuần – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới